Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc - Cơ hội và thách thức
EmailPrintAa
14:04 05/12/2012

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc sáng 14/11/2012 tại Đại lễ đường ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc sau 7 ngày làm việc.

Đại hội thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc và dư luận quốc tế bởi đây là đại hội chuyển giao thế hệ lãnh đạo Trung Quốc (từ thế hệ lãnh đạo thứ 4 sang thế hệ thứ 5); Là đại hội đề ra những quyết sách quan trọng định hướng cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Chủ đề của Đại hội là: "Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết Ba đại diện và Quan điểm phát triển khoa học, giải phóng tư tưởng, thực hiện chính sách cải cách mở cửa, tăng cường sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả". Tham dự Đại hội có 2.270 người, đại diện cho trên 82 triệu đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các đại biểu đều có thành tích công tác nổi bật, có phẩm chất chính trị cao, khả năng điều hành tốt. Điều nổi bật là, những đảng viên vào đảng từ khi cải cách mở cửa hơn 30 năm trước đến nay chiếm 72,2% tổng số đại biểu. Độ tuổi trung bình của các đại biểu là 52, trong đó số đại biểu trẻ dưới 35 tuổi chiếm 5%.

Đại hội diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc quyết tâm chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế xã hội như đã đề ra trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015). Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vượt lên, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, địa vị và ảnh hưởng quốc tế không ngừng nâng lên, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức tiềm ẩn. Trung Quốc hiện nay như một cơ thể vạm vỡ nhưng vẫn khoác trên mình bộ trang phục cũ không còn thích hợp, cần phải có phương thức quản lý mới trong điều kiện mới. Với tỉ lệ đô thị hóa 52,7%, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, Trung Quốc bắt đầu đi vào xây dựng một xã hội mới, chủ yếu theo mô hình đô thị, kéo theo nhiều thay đổi về quan niệm sống, lối sống trong quá trình tái cơ cấu xã hội, đồng thời phải khắc phục trạng thái mất cân bằng nghiêm trọng sau thời kỳ dài lệch về phát triển kinh tế, chi phí cao và không coi trọng đến môi trường sinh thái, dẫn đến hệ quả nặng nề, đe dọa tính chất bền vững và ổn định xã hội cũng như đe dọa chính những thành quả có được từ quá trình cải cách mở cửa. Vì thế, Đại hội 18 sẽ có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu trọng tâm phát triển của Trung Quốc chuyển từ lượng sang chất.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần này đã đề ra 6 nội dung lớn cho sự nghiệp phát triển của đất nước:

Thứ nhất, không ngừng nâng cao quốc lực tổng hợp trên cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế và thực hiện 4 mục tiêu hiện đại hóa, phấn đấu thực hiện thành công các chỉ tiêu sau:

- Từ năm 2012 - 2020, duy trì tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng bình quân của các nước thu nhập thấp, các nước thu nhập trung bình và các nước thu nhập cao.

- Từ 2020 - 2030, tăng trưởng GDP bình quân 6,3%, tổng lượng kinh tế đạt tới vị trí số 1 thế giới.

- Từ năm 2030 - 2040, tăng trưởng GDP bình quân 5,4%/năm

- Từ năm 2040 - 2050, GDP tăng trưởng bình quân 4,6%/năm. Cùng với kinh tế phát triển, bình quân GDP và các chỉ tiêu kinh tế khác cũng như trình độ phát triển xã hội đạt tới trình độ của các nước phát triển cuối thế kỷ XX.

- Từ năm 2050 đến cuối thế kỷ XXI, bình quân GDP và các chỉ tiêu kinh tế khác cũng như trình độ phát triển xã hội đều đạt tới trình độ của các nước phát triển cùng thời gian đó.

Nói cách khác, Trung Quốc  cần 100 năm để đạt tới vị trí đứng đầu thế giới về kinh tế.

Để đạt được nội dung Trung Quốc tiếp tục đề ra  6 nhiệm vụ chủ yếu:

(1) Xây dựng nông thôn mới, coi việc giải quyết vấn đề "Tam nông" là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhiệm vụ chiến lược;

(2) Đẩy nhanh điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển đổi phương thức tăng trưởng, đi con đường công nghiệp hoá kiểu mới.

(3) Thúc đẩy phát triển cân đối giữa các vùng miền.

(4) Đẩy mạnh thực hiện chiến lược khoa học kỹ thuật chấn hưng đất nước;

(5) Đi sâu cải cách và đẩy mạnh mở cửa, thúc đẩy phát triển toàn diện, hài hòa, bền vững;

(6) Nỗ lực xây dựng xã hội hài hoà, dân chủ pháp trị.

Thứ hai, thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng hệ thống pháp luật tương ứng với tình hình phát triển kinh tế xã hội, tăng cường giám sát các hoạt động chấp pháp, mở rộng dân chủ cơ sở, xây dựng văn minh.

Thứ ba, xây dưng trật tự chính trị - kinh tế quốc tế mới, cụ thể là:

- Về chính trị, các nước không được áp đặt ý chí cho Trung Quốc;

- Về kinh tế, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển để giảm chênh lệch giàu nghèo;

Trung Quốc nhấn mạnh chủ trương phát triển trật tự quốc tế bằng biện pháp hòa bình, phản đối giải quyết vấn đề bằng bạo lực và xung đột bạo lực; tích cực tham gia, nâng cao khả năng đề xuất sáng kiến xây dựng thể chế quốc tế, chủ động đưa ra ý tưởng về trật tự thế giới trong tương lai, bao gồm trật tự an ninh quốc tế, thương mại quốc tế và tài chính tiền tệ, duy trì hiệu quả và thúc đẩy ý tưởng về thể chế hóa hòa bình quốc tế, thúc đẩy phát triển văn minh và dân chủ chính trị quốc tế theo hướng ngày càng có lợi cho Trung Quốc.

Thứ tư, xây dựng tư duy quan điểm an ninh mới, trong đó nhấn mạnh an ninh và phát triển của Trung Quốc không thể tách rời an ninh hòa bình, an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Xây dựng môi trường an ninh khu vực lành mạnh, ổn định.

Thứ năm, thực thi chiến lược đối ngoại trên quan điểm lợi ích mới, tránh định kiến chính trị, sai lệch chính trị; thúc đẩy giao lưu giữa các nền văn minh, chế độ chính trị; chống áp đặt quan niệm giá trị và thể chế chính trị. Đặc biệt cần có tầm nhìn lâu dài và sâu rộng hơn về lợi ích quốc gia trong mối quan hệ với lợi ích của thế giới.

Thứ sáu, xây dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm, tham gia sâu vào các cơ chế kinh tế và chính trị quốc tế và việc giải quyết những vấn đề lớn của quốc tế. Việc tạo dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm sẽ giúp gạt bỏ những nghi ngờ của các nước về vai trò của Trung Quốc đối với hòa bình, an ninh cũng như các vấn đề khu vực.

Từ đó có thể khẳng định mục tiêu xuyên suốt trong phát triển của Trung Quốc là đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới và xác lập vai trò nước lớn của Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Hai mục tiêu này gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Đây là nhân tố bất biến trong chiến lược phát triển của Trung Quốc. Nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trên, Trung Quốc sẽ tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp cả về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại.

Về vấn đề nhân sự là một vấn đề “nóng” của Đại hội khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là vấn đề nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là cuộc đấu tranh về đường lối gay gắt chưa từng có: Con đường phát triển của Trung Quốc 35 năm qua gần như là con đường thẳng. Trước những vấn đề và chướng ngại hiện nay, liệu có đi thẳng tiếp được nữa không? Đó là câu hỏi lớn, tạo ra cuộc tranh luận công khai và bán công khai trong chính giới và học giả Trung Quốc, dẫn đến việc hình thành các trường phái quan điểm khác nhau. Hiện nay tạm chia thành phái cải cách và phái bảo thủ (hoặc phái Tả).

Đại hội khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc theo quan điểm như sau:

Một là, đa nguyên hóa nội bộ: “trăm sông đổ về biển” gồm các thành phần đại diện cho công nhân, nông dân, trí thức, quân đội, các thành phần kinh tế và đại diện các gia tộc lớn ở Trung Quốc.

Hai là, việc lựa chọn Ủy viên Bộ Chính trị sẽ có số dư từ 10% đến 15% nhằm ngăn chặn khả năng Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, Hạ Quốc Cường, Chu Vĩnh Khang… tái nhiệm, trở thành lãnh đạo quốc gia.

Ba là, một người không làm quá hai nhiệm kỳ.

Bốn là, về tuổi tác, giới hạn tuổi tác của lãnh đạo Trung Quốc là quy định rất nghiêm ngặt. Cho dù vẫn còn năng lực, nhưng Uỷ viên Trung ương Đảng đã 65 tuổi thì nhất định phải nghỉ hưu. Việc này giúp cho quá trình “thay cũ đổi mới” trong Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng.

Riêng đối với Thường vụ Bộ Chính tri, Trung Quốc lại có quy định riêng. Theo thông lệ “7 lên 8 xuống” (tức là từ 67 tuổi trở xuống có thể ở lại, từ 68 tuổi trở lên sẽ nghỉ hưu).

Đại hội lần thứ XVIII Đảng cộng sản Trugn Quốc đã bầu 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị gồm: Tập Cẩm Bình, Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ.

Ngày 15/11, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có Điện mừng gửi tới đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Cơ hội và thách thức đang đặt ra cho thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng: 10 năm qua, Trung Quốc đã lợi dụng rất tốt những cơ hội, như việc Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố trong cuộc khắc phục kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số nước có nền kinh tế phát triển ở châu Âu gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, Nhật Bản phải đương đầu với thảm họa thiên tai động đất, sóng thần,… Trung Quốc cũng đã tận dụng tốt thời cơ gia nhập WTO, tận dụng tốt cơ hội mà tình hình thế giới tạo ra nên đã bứt phá rất nhanh. Trung Quốc đã vươn lên và trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Trung Quốc đặt vấn đề trong 20 năm đầu của thế kỷ 21 là thời kỳ chiến lược phát triển quan trọng và họ đã thực hiện tốt thời kỳ chiến lược quan trọng này.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ mới, các thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn: Trước hết, về kinh tế mô hình tăng trưởng “3 cao - 1 thấp” là phát triển dựa vào đầu tư cao, tiêu hao cao, ô nhiễm cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp đã phải trả giá về sự phá hoại tài nguyên, môi trường. Thứ hai là sự chênh lệch giàu/nghèo giữa các vùng miền, giữa các giai tầng trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng. Mức độ chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn theo số liệu thông kê là 3,3/1, nếu cộng cả dịch vụ công mà người thành thị được hưởng thì sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn không phải là 3,3/1 mà phải là 5 hoặc 6/1. Sự chênh lệch thu nhập lớn như vậy, dẫn đến tình trạng biểu tình, phản đối của người dân đối với chính quyền. Nguyên nhân khác dẫn đến biểu tình, đó còn là nạn tham nhũng, chênh lệch đầu tư phát triển, việc làm... Thứ ba là, nền kinh tế phát triển nhưng thể chế chính trị chưa tương thích, tạo ra sự mâu thuẫn. Xã hội Trung Quốc giờ đã thay đổi rất nhiều, có nhiều giai tầng xã hội mới như: công nhân làm trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đòi hỏi nền chính trị dân chủ hóa.

Bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với 4 nguy cơ mà Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nói, đó là: cầm quyền, thách thức từ kinh tế thị trường, thách thức từ quá trình mở cửa, thách thức từ bên ngoài. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách làm thể nào để giải quyết mâu thuẫn ở trong nước và sức ép từ bên ngoài để tiếp tục công cuộc cải cách mở cửa của mình.

Về chính sách đối ngoại: Trên cơ sở báo cáo chính trị, chính sách đối ngoại của Trung Quốc không thay đổi và xác định đây là chiến lược quan trọng, nhấn mạnh đây là  thời kỳ có nhiều cơ hội lớn dành cho Trung Quốc. Trung Quốc chưa muốn mất đi thời cơ. Để nắm bắt thời cơ và để phục vụ cho yêu cầu cải cách, mở cửa, Trung Quốc  không điều chỉnh chính sách đối ngoại, vẫn thực hiện ưu tiên quan hệ với các nước phát triển, quan hệ với các nước láng giềng, quan hệ với các nước đang phát triển, tích cực tham gia vào ngoại giao đa phương, đẩy mạnh ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa, ngoại giao chính đảng. Do vậy, không có gì mới so với các văn kiện Đại hội 17 đã nêu lên trước đây.

Trong Báo cáo chính trị vấn đề biển được Trung Quốc đề cập là: Trung Quốc đặt vấn đề chuyển biến từ một nước lớn về biển trở thành cường quốc về biển. Cường quốc kinh tế biển bao gồm đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí, vận tải biển và một số hoạt động khác để bảo vệ lực lượng trên biển… Khi đã đưa vào văn kiện là muốn xây dựng một cường quốc về biển thì các nước có biên giới biển với Trung Quốc chắc chắn phải đối mặt và chú ý đến điều này.

Về mặt văn hóa, Văn kiện có nêu lên vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” văn hóa. Như vậy, Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư cho hoạt động về truyền thanh, truyền hình để quảng bá hình ảnh của đất nước mình ra bên ngoài, các học viện Khổng Tử,…cũng gia tăng. Thông qua hoạt động đó sẽ tuyên truyền chủ quyền của Trung Quốc trên biển, đặc biệt là các vùng biển đang tranh chấp chưa được giải quyết. 


    Ý kiến bạn đọc