Việc chuẩn bị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình (KĐ, TPB & PB) tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được làm nghiêm túc, kỹ càng, trên tinh thần khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, không nể nang, né tránh; thể hiện tính gương mẫu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tổ chức lấy ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng, các chi uỷ (hoặc chi bộ) nơi cư trú, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng,nguyên Bộ trưởng và tương đương góp ý chuẩn bị KĐ, TPB & PB tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước khi kiểm điểm.
Việc tổng hợp, tập hợp ý kiến góp ý của các tập thể, cá nhân bảo đảm khách quan, trung thực và gửi cho tất cả các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tập hợp nguyên văn ý kiến của các cá nhân (không để tên) góp ý cho cá nhân các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn bị bản kiểm điểm cá nhân chu đáo, nghiêm túc, thẳng thắn, cầu thị. Nhiều đồng chí viết bổ sung bản kiểm điểm cá nhân ba lần trước và trong quá trình kiểm điểm tập thể và cá nhân.
Thứ hai, trong kiểm điểm, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã phát biểu với không khí thẳng thắn, góp ý dân chủ, đoàn kết, chân thành. Hầu hết các vấn đề nổi cộm, bức xúc được các tập thể và cá nhân góp ý với tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều được đặt ra, phân tích. Khi kiểm điểm cá nhân, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều phát biểu góp ý cho đồng chí mình, có trao đổi qua lại giữa các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư về cùng một vấn đề. Cuối cùng đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận về kiểm điểm của từng đồng chí.
Qua kiểm điểm đã làm rõ ưu, khuyết điểm và hạn chế của tập thể và các cá nhân trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số vấn đề quan trọng cấp bách về xây dựng Đảng.
Thứ ba, ngay trong quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thực sự cầu thị, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý, chỉ đạo khẩn trương khắc phục ngay một số khuyết điểm đã rõ, không chờ tới khi tổ chức kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cụ thể là tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận,... của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bộ Chính trị đã đề xuất và trình Hội nghị Trung ương 5 thảo luận, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị. Lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn và một số đề án về công tác cán bộ để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI; Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Sau khi phân tích, chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong KĐ, TPB & PB tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ yêu cầu, việc thực hiện công tác phê bình, tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 phải thực sự cầu thị, thành khẩn, làm chặt chẽ, theo đúng quy trình, phải bám sát vào Nghị quyết, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương để làm cho tốt, làm bài bản, công phu, tỷ mỉ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Đặc biệt, phải có quyết tâm rất cao, niềm tin lớn, tìm ra cách làm khả thi theo lộ trình và bước đi chặt chẽ, làm không thành công phải làm lại, không làm theo kiểu hình thức, chiếu lệ.
Tổng Bí thư nêu rõ: sau khi các cá nhân, tập thể KĐ, TPB & PB phải có kết luận cho tập thể, có kết luận cho từng cá nhân. Việc gì làm được ngay thì làm, việc gì kết luận được ngay thì kết luận, việc gì cần phải có thời gian thì phải cho làm tiếp, kể cả điều tra, xác minh, làm rõ…Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành KĐ, TPB & PB vẫn phải luôn đảm bảo công việc thường xuyên của cơ quan, đơn vị,.. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Chúng ta đang bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, làm những công việc thiêng liêng và hệ trọng không chỉ cho mỗi bản thân chúng ta, đối với từng tổ chức mà đối với toàn Đảng, toàn dân.
Thời gian qua, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Hà Tĩnh đã đạt những kết quả bước đầu đáng phấn khởi, tạo được sự đoàn kết, đồng thuận cao trong toàn Đảng bộ. Hiện nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đang chuẩn bị triển khai kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo hướng dẫn, kế hoạch đã đề ra, đảm bảo nghiêm túc, chu đáo, chặt chẽ và khoa học. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tại Hội nghị mở rộng lấy ý kiến đóng góp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) ngày 16/8/2012 vừa qua đã đề nghị và kêu gọi các tập thể, cá nhân, đảng viên và quần chúng tiếp tục tham gia góp ý thẳng thắn cho tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy và từng đồng chí trong Ban Thường vụ. Đồng chí nhấn mạnh: “Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) phải được chúng ta thực hiện với quyết tâm cao, đúng nguyên tắc của Đảng, nhằm củng cố và tăng cường niềm tin của đảng viên và quần chúng đối với Đảng”.
Tin mới cập nhật
- Xô Viết Nghệ – Tĩnh từ góc nhìn lịch sử ( 08/11)
- Xây dựng lực lượng vũ trang Hà Tĩnh vững mạnh toàn diện trong tình hình mới ( 08/11)
- Báo Hà Tĩnh nửa thế kỷ vững vàng trên mặt trận tư tưởng – văn hoá của Đảng ( 08/11)
- Nhớ về hai người Thư ký tòa soạn ( 08/11)
- Chào cờ đầu tuần báo công với Bác việc làm mang ý nghĩa sâu sắc ( 08/11)