Sáng 12-1 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trưởng ban tổ chức cấp ủy trực thuộc Trung ương theo hình thức trực tuyến tới 67 điểm cầu. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.

Chiều 23-12, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị phối hợp công tác thẩm định nhân sự phục vụ đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng và công tác nhân sự của Trung ương. Đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.

Sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức trong bất cứ hoạt động, lĩnh vực nào cũng phải cảnh tỉnh, phê phán.

Hà Tĩnh là tỉnh có đông đồng bào theo đạo, chủ yếu là Công giáo, Phật giáo và một số ít theo đạo Tin Lành với hơn 187.000 tín đồ, chiếm khoảng 14,1% dân số. Xác định xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nói chung và đảng viên gốc giáo nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, trong những năm qua, các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo; củng cố, xây dựng hệ thống chính trị, chi bộ vùng giáo, phát triển đảng viên là người có đạo.

Trong công tác cán bộ, đánh giá được xem là khâu mở đầu, tạo tiền đề cho các khâu khác. Tạo nguồn - đánh giá để xác định xu hướng phát triển của đối tượng. Tuyển chọn - đánh giá để bố trí vào vị trí thích hợp. Bầu cử, bổ nhiệm - đánh giá để chọn người xứng đáng. Bồi dưỡng, đào tạo - đánh giá để xem năng lực, trình độ cao thấp mà bổ khuyết, nâng cao… Thực tế cho thấy, chỉ có đánh giá cán bộ đúng, khách quan, công tâm, nhận diện rõ ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác và triển vọng phát triển thì mới có căn cứ chính xác để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Ngược lại, nếu nhận xét, đánh giá chủ quan, thiên lệch, không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng cán bộ sai và dẫn đến hậu quả khôn lường. Người cán bộ được đánh giá không đúng thực chất có thể hoặc sinh ra chủ quan hoặc trái lại, trở nên tự ti, nhụt chí phấn đấu. Đối với tập thể có thể ảnh hưởng đến niềm tin chung và gây ra những phức tạp trong quan hệ nội bộ.

Ngày 25-10-2021, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Kết luận Hội nghị Trung ương 4, (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (Kết luận số 21-KL/TW) và Quy định 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Đây là hai văn bản là cơ sở quan trọng trong quá trình đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Những điểm mới nào so với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và 19 điều đảng viên không được làm trước đây?

Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII "về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung" vừa ban hành được dư luận xã hội đánh giá rất cao, xem đây là đòn bẩy quan trọng, thể hiện quyết tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”[1]. Thấm nhuần quan điểm đó, trong quá trình lãnh đạo xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ và xác định đây là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng và chế độ; là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần khẳng định, “Công tác cán bộ qua thực tiễn ngày càng thấy quan trọng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, then chốt của then chốt”[2]. Hơn 90 năm qua, kể từ ngày có Đảng, nhất là sau 35 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ các cấp có bước trưởng thành và phát triển toàn diện, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử để đất nước có được vị thế và cơ đồ như ngày nay.

Nguyễn Ái Quốc là nhà yêu nước Việt Nam đầu tiên đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin. Cùng với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân quốc tế và phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin và gieo “hạt giống cộng sản” ở Việt Nam; trực tiếp chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Sáng ngày 21/10/2021, Ban Thường vụ Huyện ủy Lộc Hà tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 20/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công việc hệ trọng của Đảng và Nhà nước, do đó phải được tiến hành một cách khoa học, thận trọng, thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới chính là đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững của đất nước góp phần xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực thực tiễn, chuyên môn sâu và có đạo đức cách mạng trong sáng, hết lòng phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đây chính là chủ trương quan trọng, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong suốt tiến trình cách mạng, nhất là trong 35 năm đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu khách quan, đang lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia và tác động sâu rộng tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến sự vận động, phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa là một quá trình có tác động hai chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực, đem lại cả thời cơ, vận hội phát triển lẫn thách thức, nguy cơ hiểm họa khó lường đối với các quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa liên quan chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng đối với quá trình hội nhập quốc tế của các nước nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Về thực chất, hội nhập quốc tế là tiến trình một quốc gia theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình thông qua việc tự giác, chủ động hợp tác, liên kết sâu rộng với các quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…) dựa trên sự chia sẻ về nhận thức, lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấp nhận, tuân thủ, tham gia xây dựng các “luật chơi” chung, chuẩn mực chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Ngay từ khi mới thành lập, Ðảng ta đã quan tâm đến công tác tổ chức, cán bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự vững mạnh của Ðảng. Phát huy truyền thống 91 năm, ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh Hà Tĩnh luôn nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Vừa qua, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận “Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”. Đây là một vấn đề mới, thể hiện một bước trong quá trình triển khai, quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Đó là “cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”(1). Kết luận của Bộ Chính trị là một bước tiến mới về một chủ trương trong công tác cán bộ và sẽ được thể chế hóa, cụ thể hóa thể bằng những quy định cụ thể.

Sáng 19-8, tại trụ sở Ban Tổ chức Trung ương đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên” trình Hội nghị Trung ương 5, khoá XIII.

Sáng 17-8, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến tiếp thu ý kiến sửa đổi, bổ sung Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28-2-2018 của Bộ Chính trị về “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” với 20 điểm cầu ban tổ chức các tỉnh, thành uỷ trên cả nước. Đây là 1 trong 3 hội nghị được tổ chức nhằm lấy ý kiến các địa phương, đơn vị về Dự thảo lần thứ nhất sửa đổi, bổ sung Quy định 126.

Sáng 13-8, tại trụ sở Ban Tổ chức Trung ương đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đồng chủ trì phiên họp.

Sáu tháng đầu năm 2021, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Bắc cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; xảy ra 2 đợt dịch trên diện rộng tại địa bàn một số địa phương đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội và công tác tổ chức xây dựng Đảng. Các cấp ủy, chính quyền địa phương trong khu vực đã lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thực hiện có kết quả “mục tiêu kép”, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

Quy định về thi hành Điều lệ Đảng và Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng được xem xét tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII.