Theo kế hoạch, ngày mai (25-12), Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XII sẽ khai mạc tại Hà Nội. Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị lần này là BCH Trung ương tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XII.

Hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua ái quốc và thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”,“những người thi đua là những người yêu nước nhất”, thi đua, khen thưởng được coi là một công cụ quản lý của Nhà nước nhằm góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là động lực để xây dựng con người mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quy chế chất vấn trong Đảng là một trong nhiều quy định về tổ chức, sinh hoạt đảng, nhưng lại là quy định ít được quan tâm triển khai thực hiện thời gian qua. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ việc sai phạm không được phát hiện sớm, ngăn chặn từ xa. Vấn đề đặt ra là từng cấp ủy đảng phải tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về việc nêu gương trong việc thực hiện Quy chế chất vấn trong Đảng, coi đó là một đòi hỏi bức thiết để góp phần làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Tập trung dân chủ (TTDC) là nguyên tắc tổ chức cơ bản, là cơ sở bảo đảm hàng đầu để giữ vững bản chất cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Việc xem nhẹ, hạ thấp cũng như nhận thức không thấu đáo, thực hiện không đến nơi đến chốn nguyên tắc này không chỉ làm tổn hại đến vị thế, sức mạnh của Đảng, mà còn là một trong những căn nguyên dẫn đến sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Ðể củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu tình hình mới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng nghiêm túc rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp cụ thể khắc phục các hạn chế, khuyết điểm, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 22 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình luôn nhấn mạnh đến vai trò “nêu gương” của cán bộ, đảng viên và chính Người đã trở thành tấm gương để mỗi cán bộ, đảng viên đều phải học tập và noi theo.

Ngay từ những ngày đào tạo, bồi dưỡng các hạt giống cán bộ đầu tiên, Bác Hồ đã sớm nhận ra những biểu hiện, tính nguy hại của bệnh “kiêu ngạo cộng sản”. Nhận diện và đấu tranh phòng, chống bệnh “kiêu ngạo cộng sản” cũng là vấn đề rất cần thiết hiện nay.

Thời điểm này, các cơ quan, đơn vị, địa phương đang tiến hành tổng kết các mặt công tác năm 2018, xác định các nhiệm vụ, giải pháp triển khai trong năm tiếp theo. Đây là công việc thường niên nhưng có ý nghĩa quan trọng, bởi nó khái quát toàn bộ thành quả của một đơn vị trong cả năm, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của các cơ quan, đơn vị. Do đó, việc tổng kết phải được tiến hành bài bản, thực chất.

Ngày 25-10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (số 08-QĐi/TW). Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xin trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn Quy định.

Sống trong cuộc đời này, ai cũng phải có trách nhiệm. Nếu không có trách nhiệm với chính mình, công việc, gia đình, xã hội thì con người khó có thể trưởng thành, tiến bộ. Đối với cán bộ, đảng viên, trách nhiệm không dừng lại ở bổn phận “việc phải làm, việc phải gánh vác, việc phải nhận lấy về mình”, mà đó còn là một trong những giá trị thuộc về phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, chiều sâu văn hóa của người chiến sĩ tiên phong của Đảng. Tuy nhiên, việc thấu hiểu, thể hiện, hành xử với hai chữ “trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, đảng viên thời gian qua có nhiều vấn đề rất đáng cảnh báo.

Tính đến ngày 30/6/2018, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có 98.377 đảng viên, trong đó có 30.030 đảng viên, chiếm tỷ lệ 30,52% tham gia sinh hoạt theo Quy định số 76-QĐ/TW, ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị “về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú”.

Thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 1-2-2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan chức năng đổi mới nội dung các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 4 nhóm đối tượng chức danh. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện năng lực tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lược; năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực tiễn... cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Những kết quả bước đầu quan trọng đó là tiền đề quý báu để Đảng ta tiếp tục tăng cường công tác quan trọng này, góp phần chăm lo “công việc gốc” ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn mới.

Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã thực hiện hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Hai mươi năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” đã xác định và phát triển những quan điểm đổi mới của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Nếu nguyên tắc tập trung dân chủ được ví như “chiếc khóa” để giữ vững bản chất cách mạng, tiên tiến của tổ chức đảng và đảng viên thì chi bộ chính là “chiếc chìa khóa” để vận hành nguyên tắc đó. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ ra một trong những nguyên nhân của tình trạng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rơi vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là do “sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi còn hình thức, đơn điệu”.

Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng chính trị, một đảng chân chính, cách mạng, đội tiền phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam từ năm 1930 đến nay và đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để có được cơ đồ vẻ vang như ngày nay. Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện và ngay từ đầu và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng tuân thủ nguyên tắc của một đảng cách mạng kiểu mới mà C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đã đề ra. Một trong những nguyên tắc căn bản đó là Đảng phải luôn luôn thống nhất thành một khối vững chắc cả về tư tưởng và hành động, không chấp nhận sự tồn tại bè phái trong Đảng. Đảng là tổ chức ưu tú nhất của giai cấp và dân tộc. Sự thống nhất về tổ chức và phương thức hành động là yêu cầu khách quan và cũng là yêu cầu tự thân của đảng cộng sản chân chính.

6 mô hình thí điểm được nêu trong Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18.

“Bước ngắn” nguy hiểm là hình ảnh từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII vào tháng 10-2016 để cảnh báo hiện tượng một số cán bộ từ suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ (CTCB) là vấn đề được Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đặc biệt quan tâm khi đề ra nhiệm vụ, giải pháp để tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ (ĐNCB) các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Xây dựng Đảng về đạo đức, đồng thời đề cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời.

Chiều 4-6-2018, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị giao ban Ngành Tổ chức xây dựng Đảng trực tuyến đến 71 điểm cầu trên cả nước. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.