Những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ rõ có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa, chủ yếu trước hết do bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi... Công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng... Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Do vậy, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết nêu trên, một trong những giải pháp quan trọng là phải đổi mới công tác đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ.

Phát huy kết quả của những kỳ thi trước, năm 2016, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo sát sao các vụ, đơn vị tổ chức kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính. Kỳ thi tiếp tục được đổi mới, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định và đã đạt được những kết quả tích cực góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan của Đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội.

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức luôn được duy trì và ngày một phát triển. Nếu như giai đoạn 2001-2005 cả nước có khoảng 2.553.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì giai đoạn 2006-2010 có khoảng 3.950.000 lượt và trong 4 năm (2011-2014) cả nước đã có hơn 3.770.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tăng từ 15 đến 20%. Cùng với sự tăng về số lượt người tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng hơn, nhờ thế chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng dần được cải thiện, góp phần nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đạt hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đang đứng trước những thách thức và yêu cầu mới.

Tính đến ngày 30/6/2016, tỉnh Hà Tĩnh có 2.933 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trong đó 69 doanh nghiệp đã thành lập tổ chức cơ sở đảng với 2.556 đảng viên, trung bình hằng năm kết nạp được 300 đảng viên mới là cán bộ, công nhân, người lao động.

Chi bộ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Mọi hoạt động của chi bộ nhằm đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng được quán triệt và thực hiện có hiệu quả ở cơ sở. Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng ta hiện nay. Điều đó tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: "Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng… ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ...”.

Trong sinh hoạt đảng, phê bình là hình thức tổ chức đảng, đảng viên nêu và đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng, cá nhân đảng viên được phê bình nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của cán bộ, đảng viên. Đảng Cộng sản Việt Nam “lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển của Đảng. Đảng luôn khuyến khích và mở rộng tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên”...

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và tham mưu trình Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20-9-2016 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng. Hướng dẫn số 01-HD/TW có một số nội dung mới được bổ sung, sửa đổi.

Trong chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016, Ban Bí thư sẽ xem xét ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước chi phối.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh công tác xây dựng đảng về đạo đức là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016-2020: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Tấm Huy hiệu Đảng là sự ghi nhận của Đảng với công lao, đóng góp của đảng viên đã có những cống hiến cho Đảng, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy hiệu Đảng còn là biểu tượng cao quý về sự phấn đấu, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành của các đảng viên với Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Vì thế việc tổ chức trao Huy hiệu Đảng rất có ý nghĩa, thể hiện được sự tôn trọng những người đã xứng đáng được Đảng tôn vinh.

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30-12-2010, Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09-10-2014); sau khi trao đổi, thống nhất với Bộ Nội vụ, ngày 05-9-2016, Ban Tổ chức Trung ương Đảng  ban hành Kế hoạch tổ chức các kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính (kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính), từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp (kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp) đối với cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2016.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI  của Đảng (năm 1986), nhận thức của Đảng và nhân dân ta về vị trí và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần đã có những bước đột phá quan trọng. Từ việc thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần đến việc tạo ra những cơ chế, chính sách nhằm động viên, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển đất nước là một chủ trương đúng đắn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc của xã hội.

Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Nhận thức rõ cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, mỗi người phải tự rèn luyện để có đức, có tâm, đủ tầm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước.

Vẫn còn tình trạng tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm chi phối việc đánh giá cán bộ nên chưa phản ánh đúng, chính xác về năng lực của cán bộ

Chiều 1-8-2016, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức giao ban trực tuyến định kỳ. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị. Tham dự có đồng chí ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng ban Thường trực, đồng chí Mai Văn Chính, Phó Trưởng ban, đồng chí Hà Ban, Phó Trưởng ban, cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trong Ban ở 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Từ trước đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng không có nghị quyết về xây dựng Đảng. Cụ thể là: Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VI”; Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII) về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”; Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 - khoá VIII) về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khoá IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X): “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”…

Ngày 4-6-2016, tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức các hội nghị góp ý kiến dự thảo Quy định thi hành Điều lệ Đảng (khóa XII). Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị tại Hà Nội; đồng chí Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị tại Đà Nẵng; đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 19-5-2016, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Giải Búa liềm vàng). Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo giải chủ trì họp báo.

Thực hiện Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW, ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, năm 2015, các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc.

Sáng 4-5-2016, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức giao ban trực tuyến định kỳ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực, đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trong Ban ở 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.