Ban Tổ chức Trung ương vừa tổ chức Hội nghị góp ý xây dựng dự thảo quy định của Bộ Chính trị về “trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và cán bộ, đảng viên trong phòng chống chạy chức, chạy quyền” tại thành phố Vinh, Nghệ An. Đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng, thực hành đạo đức trong Đảng và của cán bộ, đảng viên, coi đó là yếu tố quan trọng quyết định thành công đối với sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng ta về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, toát lên vấn đề rất quan trọng và xuyên suốt là: Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và cải cách chế độ tiền lương.

Thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản khá đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (DNNKVNN). Tuy nhiên, trên thực tế, công tác này còn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.

Cải cách hành chính thành công hay không, cơ chế “một cửa” có thông suốt và phục vụ tốt nhân dân hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó con người giữ vai trò quyết định. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền cấp xã đã có nhiều nỗ lực cải thiện, xây dựng chuẩn mực tác phong cũng như nâng cao thái độ, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) xã khi thực thi công vụ.

“Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh điều này. Đảng ta là đảng cầm quyền, mỗi đảng viên khi đứng trong hàng ngũ của Đảng luôn có cơ hội được Đảng cử, dân bầu giữ một chức vụ nào đó trong hệ thống chính trị.

Năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mạng, từ khẳng định cách mạng “trước hết phải có Đảng cách mệnh”[1], Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”[2]. Người lấy ví dụ đơn giản, dễ hiểu, chứng minh cho luận điểm này: “Cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”[3]. Luận điểm Đảng có vững cách mạng mới thành công của Hồ Chí Minh định hướng cho công tác xây dựng đảng ở mọi thời kỳ cách mạng, nhất là hiện nay khi toàn Đảng đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thực tiễn sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trong những năm 80 của thế kỷ 20 cho thấy, “diễn biến hòa bình” và quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Ngày 19-12-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 105-QĐ/TW của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Đây là bước cụ thể hóa quan điểm Đại hội XII của Đảng về: “ … đẩy mạnh thực hiện chiến lược công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đồng thời thực hiện tốt việc phân cấp quản lý cán bộ trong tình hình mới.

Sáng 14/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp triển khai các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 1826/TTg-NN ngày 29/11/2017 về việc xử lý hàng hải sản tồn đọng và các đối tượng tồn đọng khác tại địa bàn 4 tỉnh bị ảnh hưởng sự cố môi trường.

Thực hiện chỉ đạo của cấp ủy chi bộ, vừa qua tôi về chi bộ nơi cư trú để xin phiếu nhận xét đảng viên về giữ mối liên hệ nơi cư trú.

“Báo cáo không trung thực” là biểu hiện cụ thể của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng các hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nhận diện rất rõ tệ nạn này và điểm mặt, chỉ tên như “giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm”, “kê khai tài sản không trung thực”, “mắc bệnh thành tích”, “chạy thành tích”, "chạy danh hiệu”, “quan liêu, xa rời quần chúng”... Nếu xem nhẹ những biểu hiện trên sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có 20 đảng bộ trực thuộc (13 đảng bộ huyện, thị xã, thành phố và 7 đảng bộ trực thuộc); 763 tổ chức cơ sở đảng, gồm 471 đảng bộ cơ sở (có 4.194 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở), 292 chi bộ cơ sở. Tính đến ngày 30/6/2017, toàn tỉnh có 97.707 đảng viên, trong đó: nữ 34.095 đồng chí, dân tộc thiểu số 62 đồng chí, tôn giáo 722 đồng chí, có 5.456 đồng chí được miễn công tác và sinh hoạt Đảng.

Ở đời, ai cũng muốn có một chữ danh. Nội hàm chữ danh chứa đựng ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp. Không chỉ là nhu cầu tự thân, khát vọng có một chữ danh chính đáng còn là động lực thúc đẩy con người phấn đấu không ngừng tiến bộ.

Tổng Bí thư đã ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung nghị quyết:

Công tác cán bộ nữ được Đảng và Bác Hồ luôn quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Hơn 87 năm qua, đội ngũ lãnh đạo, quản lý nữ phát triển không ngừng cả về số lượng, chất lượng cũng như những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục nêu: “Tăng tỉ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ”. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, tăng cường và phát huy vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị ở các cấp.

Bằng cấp phần nào thể hiện trình độ kiến thức, tư duy, trí tuệ, năng lực của mỗi người và đó là một trong những tiêu chí quan trọng để cơ quan có thẩm quyền có thêm căn cứ đánh giá, tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ. Tuy nhiên, cũng chính vì tiêu chí này, thời gian qua, một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tìm mọi cách để “chạy bằng cấp” nhằm mục đích tiến thân với động cơ không lành mạnh.

Cách đây 87 năm, ngày 14/10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành lâm thời Trung ương đã cử ra các bộ, trong đó có Bộ Tổ chức kiêm Giao thông (tiền thân của Ban Tổ chức Trung ương Đảng ngày nay). Trải qua các thời kỳ cách mạng, ngành Tổ chức xây dựng Đảng không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt góp phần quan trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Mỗi một thắng lợi của cách mạng là kết quả của đường lối chính trị đúng đắn, của đường lối tổ chức và công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Ngày 7-10-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 98-QÐ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ. Quy định nêu rõ mục đích, yêu cầu của công tác này là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Ðảng về công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Ðổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen,...