Tác phẩm Đường Kách mệnh tập hợp những bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925-1927, được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách năm 1927.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước tại cơ sở. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.

Ngày 4-8-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là lần đầu, Bộ Chính trị ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định: “Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân thiểu số. Động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương.

Chiều 4/8, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tổ chức xây dựng Đảng 7 tháng năm 2017 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng dự và chỉ đạo hội nghị.

Chiều 31-7-2017, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến Ngành Tổ chức xây dựng Đảng. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tuyển chọn đảng viên nhập ngũ là một chủ trương có ý nghĩa thực tiễn, vừa tăng cường chất lượng chính trị cho các đơn vị lực lượng vũ trang, vừa là nguồn cung cấp cán bộ đã qua thử thách rèn luyện trong quân đội cho hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, huyện, thị, thành phố, cho các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. 

Chiều 4-7-2017, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Ban Dân vận Trung ương tổ chức hội thảo phát triển đảng viên đối với người có đạo và xây dựng cốt cán trong tôn giáo. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương chủ trì hội thảo.

Để phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên một cách có hiệu quả, đòi hỏi các chủ thể, các tổ chức phải thực hiện nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ. Trong đó, một trong những giải pháp có vị trí, vai trò rất quan trọng là phải thường xuyên quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên cả về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác.

Công tác cán bộ là vấn đề then chốt của then chốt trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa rất quan trọng quyết định sự thành bại của cách mạng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta càng phải nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa quan trọng, tính chất phức tạp của vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Có rất nhiều vấn đề mới đặt ra, đòi hỏi phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng thực trạng, phân tích nguyên nhân, có biện pháp giải quyết kịp thời, đồng thời hoạch định chính sách lâu dài và cơ bản. Tuy nhiên, việc tổng kết thực tiễn, đặc biệt là công tác nghiên cứu lý luận về vấn đề này còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (DNNNN) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng miền để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế.

Chi bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy có 26 đảng viên, trong đó 25 đảng viên có trình độ đại học và trên đại học, 14 đồng chí có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với nhân dân, luôn nêu cao ý thức và tinh thần trách nhiệm. Thời gian qua, Chi bộ đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30-3-2008 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, 2-3-2012 của Ban Tổ chức Trung ương về “Nội dung sinh hoạt chi bộ”, góp phần xây dựng tổ chức đảng vững mạnh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là thứ "vũ khí thần diệu" để Đảng thường xuyên trong sạch, vững mạnh.

Khi nói đến kinh tế định hướng XHCN thì phải được thể hiện trước hết ở DNNN. Vụ án Dương Chí Dũng và đồng bọn, vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn; vụ việc bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí cán bộ ở Bộ Công thương trong nhiệm kỳ trước và một loạt vụ án có liên quan đến sự thua lỗ, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng đã và sẽ đưa ra xét xử thời gian tới cho thấy những lỗ hổng rất lớn công tác cán bộ trong các DNNN thời gian qua. Điều đó đặt ra cho công tác xây dựng đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng phải có giải pháp phù hợp. Công tác cán bộ đúng, chuẩn xác, cán bộ không hư hỏng thì doanh nghiệp thành công.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực trong công việc của mỗi cán bộ, đảng viên. Người cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò của công tác cán bộ trong việc xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng, của Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hôm nay (17-5), Hội nghị gặp mặt của Bộ Chính trị năm 2017 với cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu trong cả nước, diễn ra tại thủ đô Hà Nội, thể hiện sâu sắc ý nguyện và sự gắn kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, hướng đến mục tiêu cao nhất và xuyên suốt là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Một trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 04-NQ/TW của Đảng khóa XII, đó là: “Mắc “bệnh thành tích”; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”. Sự suy thoái này rất đáng báo động, lên án, bởi nó đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với những giá trị, danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước.

Trong nhiều vụ việc tiêu cực, lình xình mà dư luận bức xúc những năm vừa qua đều liên quan đến trách nhiệm và sự gương mẫu của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị (gọi chung là người đứng đầu). Cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay thành công đến đâu cũng phụ thuộc trước hết vào sự nêu gương của người

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đối với Việt Nam, để thực hiện tốt việc phát triển nguồn nhân lực - một trong ba đột phá phát triển kinh tế - xã hội và dẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý luôn là yêu cầu cấp bách và là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý được xây dựng thông qua nhiều giải pháp như phát hiện, giới thiệu, tiến cử, thu hút, bồi dưỡng, quy hoạch, miễn nhiệm... Trong đó, cách tuyển chọn như thế nào để lựa chọn được người xứng đáng bổ nhiệm là một nội dung có tính quyết định đến chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý.

Vai trò, trách nhiệm của đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện sự lãnh đạo của Đảng chưa thể hiện rõ, có nơi bị chi phối.