Ở một số đơn vị, tất cả cá nhân đều hoàn thành hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng tập thể lại chỉ đạt trung bình.

Sau Đại hội XII của Đảng, hệ thống chính trị nước ta có nhiều chuyển biến mới, hoạt động hiệu quả hơn, được nhân dân ghi nhận. Trong thành tựu chung của đất nước, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Có sự đóng góp rất quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ. Đây là một thực tế khách quan”. Vậy nhưng, để hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, các thế lực phản động, cơ hội chính trị vẫn xuyên tạc rằng: Đảng ta đang thất bại, thụt lùi về công tác xây dựng Đảng.

Khi bàn về vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lê-nin có luận điểm rất chí lý: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta”. Thực tiễn cách mạng Việt Nam 86 năm qua cho thấy, chiến thắng những kẻ thù đã hiện nguyên hình là khó, nhưng vượt qua những trở lực từ trong nội tại còn khó hơn nhiều. Hiện nay, sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đứng trước những thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức mới, ngày càng gay gắt. Và một trong những nguy cơ lớn nhất hiện nay của Đảng mang tên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 

Chính phủ vừa ra Nghị quyết 25/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đảng không có lợi ích nào khác ngoài phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Toàn bộ hoạt động của Đảng xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ và của Đảng.

Trong thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng công tác đảng viên, nhất là phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn có đông đồng bào là giáo dân, tặng và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.

Văn phòng Trung ương Đảng có công văn, thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Chuộng hư danh là biểu hiện văn hoá thiếu lành mạnh của con người Việt Nam hiện nay. Chuộng hư danh diễn ra ở nhiều lứa tuổi, tầng lớp, môi trường, địa bàn, lĩnh vực với mức độ, cách thức khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt thì danh là tên, danh tiếng. Chuộng là coi trọng, thích. Hư nghĩa là không sử dụng được, tật xấu khó sửa, không có thật. Chuộng hư danh có thể được hiểu là thích, coi trọng cái không thực chất, danh hảo, không hữu ích, không đem lại ý nghĩa gì. Thói chuộng hư danh không những diễn ra trong giới trẻ mà còn bộc lộ trong cá nhân trong tổ chức Đảng, bộ máy công quyền mà chúng ta cần phải đấu tranh loại bỏ để xã hội tốt đẹp, bộ máy Đảng, chính quyền trong sạch.

Đến nay, 20/20 Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức thảo luận, 16/20 đơn vị đã tổ chức học tập, quán triệt nội dung và dự thảo chương trình hành động thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Tại các hội nghị thảo luận, đại đa số các ý kiến tập trung bàn về Nghị quyết “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.

Những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ rõ có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa, chủ yếu trước hết do bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi... Công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng... Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Do vậy, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết nêu trên, một trong những giải pháp quan trọng là phải đổi mới công tác đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ.

Phát huy kết quả của những kỳ thi trước, năm 2016, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo sát sao các vụ, đơn vị tổ chức kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính. Kỳ thi tiếp tục được đổi mới, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định và đã đạt được những kết quả tích cực góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan của Đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội.

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức luôn được duy trì và ngày một phát triển. Nếu như giai đoạn 2001-2005 cả nước có khoảng 2.553.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì giai đoạn 2006-2010 có khoảng 3.950.000 lượt và trong 4 năm (2011-2014) cả nước đã có hơn 3.770.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tăng từ 15 đến 20%. Cùng với sự tăng về số lượt người tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng hơn, nhờ thế chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng dần được cải thiện, góp phần nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đạt hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đang đứng trước những thách thức và yêu cầu mới.

Tính đến ngày 30/6/2016, tỉnh Hà Tĩnh có 2.933 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trong đó 69 doanh nghiệp đã thành lập tổ chức cơ sở đảng với 2.556 đảng viên, trung bình hằng năm kết nạp được 300 đảng viên mới là cán bộ, công nhân, người lao động.

Chi bộ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Mọi hoạt động của chi bộ nhằm đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng được quán triệt và thực hiện có hiệu quả ở cơ sở. Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng ta hiện nay. Điều đó tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: "Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng… ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ...”.

Trong sinh hoạt đảng, phê bình là hình thức tổ chức đảng, đảng viên nêu và đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng, cá nhân đảng viên được phê bình nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của cán bộ, đảng viên. Đảng Cộng sản Việt Nam “lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển của Đảng. Đảng luôn khuyến khích và mở rộng tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên”...

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và tham mưu trình Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20-9-2016 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng. Hướng dẫn số 01-HD/TW có một số nội dung mới được bổ sung, sửa đổi.

Trong chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016, Ban Bí thư sẽ xem xét ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước chi phối.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh công tác xây dựng đảng về đạo đức là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016-2020: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Tấm Huy hiệu Đảng là sự ghi nhận của Đảng với công lao, đóng góp của đảng viên đã có những cống hiến cho Đảng, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy hiệu Đảng còn là biểu tượng cao quý về sự phấn đấu, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành của các đảng viên với Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Vì thế việc tổ chức trao Huy hiệu Đảng rất có ý nghĩa, thể hiện được sự tôn trọng những người đã xứng đáng được Đảng tôn vinh.

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30-12-2010, Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09-10-2014); sau khi trao đổi, thống nhất với Bộ Nội vụ, ngày 05-9-2016, Ban Tổ chức Trung ương Đảng  ban hành Kế hoạch tổ chức các kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính (kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính), từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp (kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp) đối với cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2016.