Một trong những giá trị truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc chúng ta qua hàng nghìn năm lịch sử là truyền thống đoàn kết xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Truyền thống đó đã được Đảng Cộng sản Việt Nam giữ gìn, phát huy, nâng lên tầm thời đại, trong đó lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người khởi xướng và duy trì. Sự sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta là đã tìm ra những hình thức tốt nhất để tập hợp quần chúng, nhân dân làm cách mạng, tiêu biểu là Mặt trận Dân tộc thống nhất, Mặt trận Việt Minh và các tổ chức đoàn thể quần chúng sau này, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Bác Hồ, Đảng đoàn kết “làm cho quần chúng mến Đảng, ra sức ủng hộ Đảng và tự giác, tự nguyện chịu Đảng lãnh đạo” (1); “củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng... nhân dân thấm nhuần và thực hiện chính sách của Đảng” (2).

Mùa đông năm 1952, Văn phòng Trung ương Đảng, trụ sở cơ quan đóng tại Đèo Re còn Cơ quan Phủ Chủ tịch cũng ở sát ngay cạnh đó. Sau hội nghị chính quyền lần thứ 5 (tháng 3-1952), Chính phủ đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm trong toàn quốc. Ở các cơ quan Trung ương cũng có phong trào thi đua thiết thực: cơ quan này thi đua tăng gia với cơ quan khác. Vì hai cơ quan gần nhau, Công đoàn cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng cử một số đồng chí thi đua với cơ quan bên Phủ Chủ tịch. Đặc biệt, Văn phòng Phủ Chủ tịch lại cử Bác Hồ là đại diện cá nhân thi đua tăng gia với cơ quan Văn phòng Trung ương.

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đặt ra đòi hỏi khách quan phải giữ vững và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là tài sản vô cùng quý báu đối với cách mạng Việt Nam. Nhận thức đúng đắn tư tưởng đó của Người là cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của mình góp phần quan trọng giữ vững và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

Chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm của xã hội người bóc lột người, dựa trên chế độ tư hữu, là sự đối lập giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Trong tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", Hồ Chí Minh chỉ ra các loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân là bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo... Đây là kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội mà người cách mạng phải đấu tranh tiêu diệt. Chống chủ nghĩa cá nhân muốn hiệu quả phải bắt đầu từ nhận thức, vai trò của tổ chức đảng và đảng viên.

Những người làm công tác dân vận rất may mắn khi được thừa hưởng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác này. Suốt đời hy sinh cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước, hạnh phúc cho nhân dân, cho nên Người “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính vì thế, ngoài những quan điểm tư tưởng về Dân rải rác trong các bài nói, bài viết, bức điện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết riêng hẳn một bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự Thật ngày 15-10-1949, ký bút danh X.Y.Z. Bài báo chỉ dài có hơn 900 chữ, nhưng đã khái quát một cách sâu sắc, súc tích, ngắn gọn, đầy đủ những vấn đề liên quan đến công tác dân vận: thể chế Nhà nước ta (cơ sở lý luận và thực tiễn công tác dân vận), định nghĩa “dân vận là gì?”, ai là những người làm công tác dân vận và dân vận phải thế nào?

Một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là tư tưởng tự phê bình và phê bình (TPB và PB) trong xây dựng Đảng. Từ các bài giảng đầu tiên cho những cán bộ cốt cán chuẩn bị Đảng ra đời (1925-1927), đến Di chúc thiêng liêng mà Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, Người luôn căn dặn: “Trong đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”1.

Từ năm 2008, thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cẩm Xuyên đã phát động hội viên nuôi lợn nhựa tiết kiệm. Từ những đồng tiền dành dụm được, những hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, tích cực tham gia xây dựng Hội vững mạnh.

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đây cũng là một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, tình cảm, tư tưởng của Người đối với thương binh, liệt sĩ nói riêng. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”(1) .

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, giáo dục, xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp báo chí của người luôn song hành với sự nghiệp cách mạng. Coi thơ văn, báo chí là phương tiện, vũ khí tuyên truyền cho lí tưởng cách mạng, trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã để lại nhiều tác phẩm báo chí, văn học có giá trị. Sự ra đời của tờ báo Thanh niên 21/6/1925 là một mốc son lịch sử thể hiện năng lực làm báo bậc thầy của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Có được thành quả đó phải kể đến cả quá trình học tập miệt mài, nghiên cứu nghiêm túc, tích lũy tri thức, vốn sống, hiểu biết, nhất là giai đoạn từ năm 1911 - 1925, khi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu bước vào "làng báo" ở Pháp và hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Trong suốt cuộc đời, Bác Hồ luôn dành một phần trái tim mình cho thiếu nhi Việt Nam và các cháu nhỏ trên toàn thế giới. Tình thương yêu bao la của Bác Hồ đối với thiếu niên, nhi đồng được thể hiện sâu sắc, phong phú, sinh động ở cả lời nói và việc làm, nhất là ở những lá thư Bác gửi cho các cháu vào dịp Tết Trung thu và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 hằng năm.

Hưởng ứng chương trình “Thanh niên Công nhân làm theo lời Bác” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, trong các cấp bộ Đoàn ở Hà Tĩnh, đặc biệt là ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp đã xuất hiện nhiều điển hình thanh niên tiên tiến, có nhiều sáng kiến, thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất.

Đó không chỉ là bài hát của nhạc sĩ Chu Minh viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là suy nghĩ, tấm lòng của muôn triệu trái tim Việt Nam và nhân loại về Người. Tên tuổi của Người sống mãi với non sông Việt Nam và trở thành niềm tin tất thắng, đồng hành cùng dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của nhân dân Việt Nam, không chỉ là tấm gương về lòng trung thực, tinh thần hi sinh quên mình, cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân mà Người còn là biểu tượng đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực, nếp sống giản dị. Dù trong bất cứ hoàn cảnh, không gian, thời gian nào, Người luôn giữ tác phong ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Mỗi lời dạy, cử chỉ, hành động của Người trong nếp sinh hoạt, ứng xử hàng ngày, cũng như trong công việc luôn là những bài học quý để mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta soi vào và học tập.

Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân cách là một vấn đề trung tâm trong hệ giá trị về con người. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng, biểu tượng sáng ngời về phẩm chất và năng lực của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách có ý nghĩa to lớn cả lý luận và thực tiễn, là mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm của Người về nhân cách là kết hợp hài hòa truyền thống của dân tộc Việt Nam với tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa nhân đạo của C.Mác, F.Ăngghen và V.I.Lênin. Những luận giải về nhân cách của Người đến nay đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và nhận định: tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách là hệ thống, khoa học, nhân văn và toàn diện nhất. Đó là cách tiếp cận đi từ nhận thức về nhân cách, cấu trúc nhân cách, con đường hoàn thiện nhân cách, đặc biệt là đối với nhân cách của người cán bộ cách mạng.

Sáng nay (22/4), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề thảo luận trong đại hội đảng nói chung và thảo luận Điều lệ Đảng nói riêng. Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng mới diễn ra, vậy mà từ cách đó 5 tháng, với bút danh T.L Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Một cách thảo luận dự thảo Điều lệ Đảng” đăng trên Báo Nhân Dân ngày 3-4-1960. Bài báo có đoạn viết: Đại hội đảng “là một dịp rèn luyện chính trị rất quan trọng và rất rộng khắp cho toàn Đảng. Cho nên tất cả các đảng viên cần phải hăng hái tham gia thảo luận”. “Đại hội đảng rất quan hệ đến tương lai cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, tư tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa. Cho nên, toàn thể đồng chí ta phải thảo luận kỹ càng các đề án và đóng góp ý kiến dồi dào, để đảm bảo đại hội thành công thật tốt đẹp…”(1).

Phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí từ gốc tức là loại trừ “căn nguyên” sinh ra các tệ nạn này. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phòng, chống các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt là việc “phòng” - tức loại trừ ngay từ căn nguyên sinh ra chúng, trong điều kiện khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Ngày 27/2/1955, Bác Hồ đã gửi thư cho hội nghị cán bộ y tế với những lời căn dặn về tình đoàn kết, thương yêu người bệnh và xây dựng nền y học nước nhà. Từ đó đến nay, cùng với cả nước, ngành Y tế Hà Tĩnh đã không ngừng vượt khó, nỗ lực đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong từng thời kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, ngành đã tạo được bước đột phá tích cực, không ngừng đổi mới để phát triển và hội nhập, đáp ứng niềm tin và sự hài lòng của người dân.