Máu đào của các liệt sĩ đã làm lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ truyền lại cho chúng ta”. Đó là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chỉ thị chọn Ngày 27-7 hằng năm làm ngày Thương binh toàn quốc (sau đổi thành ngày Thương binh, liệt sĩ) mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta luôn khắc ghi, đinh ninh lời Bác.

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Hồ Chí Minh viết vào tháng 10-1947. Tác phẩm được xác định như một văn kiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhằm xây dựng và củng cố Đảng thành một đảng Mác-Lênin chân chính, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đến thắng lợi vẻ vang.

Tổ quốc ta suốt chiều dài hơn bốn ngàn năm là lịch sử chống giặc ngoại xâm, trong đó ghi dấu công lao của những người con nước Việt đem xương máu bảo vệ độc lập. Lịch sử đó đã hun đúc nên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”...

Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những luận điểm của Người về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) là một nội dung rất quan trọng. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người về xây dựng TCCSĐ nhằm chỉnh đốn và đổi mới Đảng làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ chủ yếu, là vấn đề then chốt đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

Hưởng ứng lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người khởi xướng, phát động các phong trào thi đua yêu nước, coi đó là một bộ phận quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước mà còn là tấm gương mẫu mực trong những phong trào thi đua.

Mỗi dịp đến ngày kỷ niệm báo chí cách mạng Việt Nam, tất cả những người làm báo, đọc báo, quan tâm đến báo chí Việt Nam đều nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn luôn học tập được nhiều điều từ sự nghiệp làm báo - làm cách mạng của Bác; vẫn còn cảm nhận được hơi ấm của tình người và ánh sáng của những tinh hoa văn hoá toả ra từ khối lượng đồ sộ những tác phẩm, bài nói, bài viết của Người…

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người khởi xướng, phát động các phong trào thi đua yêu nước, coi đó là một bộ phận quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước mà còn là tấm gương mẫu mực trong những phong trào thi đua. 

Để tạo động lực thúc đẩy công cuộc kháng chiến kiến quốc mau chóng đi đến thắng lợi, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. 65 năm qua, hưởng ứng lời hiệu triệu của Người, cùng với quân dân cả nước, các thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ LLVT và các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua.

Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. . Người không chỉ để lại di sản tư tưởng lớn lao trên nhiều lĩnh vực lý luận và thực tiễn cách mạng mà còn để lại tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, trong sáng, đặc biệt về phong cách quần chúng...

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người là tài sản tinh thần vô giá để chúng ta học tập và noi theo.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng. Người coi đó là cuộc đấu tranh trực tiếp liên quan tới vận mệnh của Đảng và quyết định đến thành công của sự nghiệp cách mạng. Tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong gần 200 bài nói, viết về công tác xây dựng đảng, về rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, góp phần hình thành tư tưởng lý luận, thực tiễn về công tác xây dựng đảng và có ý nghĩa đối với xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay.

59 năm đã trôi qua (7-5-1954 - 7-5-2013), kể từ ngày quân, dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này cùng những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Là đơn vị chủ lực của Bộ CHQS tỉnh thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, thời gian qua, Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 841 đã thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Đảng ủy, Ban CHQS huyện Hương Khê triển khai sâu rộng trong toàn lực lượng. Qua 2 năm thực hiện, đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) của LLVT trên địa bàn.

Hiện nay, các tổ chức đảng và đảng viên đang tích cực xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức khắc phục, sửa chữa khuyết điểm sau hội nghị kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết TW4(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, cụ thể là đẩy mạnh “Học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. 

Việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai và thực hiện ở Trường Quân sự tỉnh đến nay đã gần 6 năm. Với chủ trương làm tới đâu chắc tới đó, đúng quy trình, không phô trương hình thức, CVĐ đã được đông đảo đảng viên và quần chúng nhà trường quan tâm, tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động.

Sau đợt tập trung tiến hành tự phê bình và phê bình theo nghị quyết TƯ 4 khóa XI, toàn Đảng và từng cán bộ, đảng viên đang từng bước tự khắc phục những bất cập, yếu kém, thói hư tật xấu để xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong trong công cuộc đổi mới đất nước. Để tạo thêm niềm tin, vững tâm tiến lên “chiến thắng mọi tính xấu trong mình ta” (1) theo lời kêu gọi của Bác Hồ, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những lời dạy chí tình, sâu sắc của Người đối với cán bộ, đảng viên trong các giai đoạn phát triển của cách mạng.

Mùa xuân năm 1962, trước tết Nhâm Dần, Bác muốn thăm những gia đình thật sự còn nghèo túng ở Thủ đô trong dịp giao thừa. Bác thương cảm vô cùng trước số phận người phụ nữ Nguyễn Thị Tín tần tảo đêm 30 Tết phải đi gánh nước thuê để lấy tiền đong gạo. Câu nói của Bác “Nhà cháu mà không đến thì Bác còn đến nhà ai!” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của biết bao người dân Việt Nam về nhân cách của một con người Việt Nam vĩ đại nhất. Bài học sâu sắc nhất Bác để lại là tinh thần “lá lành đùm lá rách”, lớn hơn là trách nhiệm của Chính phủ với nhân dân.