Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thật thà tự phê bình và phê bình; coi đó như công việc "đánh răng, rửa mặt" hằng ngày, để giúp nhau cùng tiến bộ. Những lời Người căn dặn về tự phê bình và phê bình vẫn mang tính thời sự, nhất là khi toàn Ðảng đang tích cực thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng.
Sau 35 năm lặn lội khắp chân trời góc bể, nếm trải biết bao cay đắng, tủi nhục; tháng 9/1946, Hồ Chí Minh được nhân dân tôn vinh làm Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã đồng tình, hưởng ứng tích cực, đạt được kết quả đáng phấn khởi. Tấm gương đạo đức và phong cách của Bác Hồ đang tiếp tục có sức lan tỏa mạnh mẽ, thể hiện qua những việc làm thiết thực hàng ngày của mỗi tập thể, cá nhân trong đời sống xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giữ bí mật của Nhà nước là một bộ phận trong cuộc đấu tranh với địch”, “Cũng như mọi công việc khác, việc phòng gian bảo mật cần phải dựa vào lòng yêu nước và lực lượng của nhân dân. Chúng ta phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu thấu, để nhân dân giúp sức vào công việc này”.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về pháp luật có từ rất sớm. Người không chỉ nhìn thấy ở pháp luật vai trò của một công cụ giúp Nhà nước đảm bảo thực hiện hoạt động quản lí, mà còn tìm thấy ở pháp lý sự công bằng, đảm bảo cho việc thực hiện các giá trị dân chủ, tiến bộ; cho sự bình đẳng và phát triển của các dân tộc trên thế giới ... Sự phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật mang tính logic, hệ thống và nhất quán; gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng cho sự ra đời của một Nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ; một Nhà nước mà ở đó vai trò của pháp luật được khẳng định và phát huy; pháp luật đó phải là pháp luật dân chủ.
"Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống đạo lý nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu nhất.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” mỗi cán bộ, đảng viên cần tìm hiểu sâu sắc hơn nguyên nhân, nguồn gốc làm nảy sinh ba vấn đề lớn mà nội dung của Nghị quyết đã đưa ra. Về những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, gây ra trăm thứ bệnh nguy hiểm cho con người và cho xã hội. Con người do mang chủ nghĩa cá nhân mà phạm nhiều sai lầm. Người chỉ ra mười căn bệnh chủ yếu cá nhân gây ra.
Chúng ta vẫn thường xuyên nói “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “tự phê và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhưng gần như ai cũng thấy đó là điều không dễ. Rất nhiều người khi thực hiện tự phê bình luôn luôn bị ám ảnh bởi một sự lo sợ không khéo sẽ là “lạy ông tôi ở bụi này”...
Năm 1923, nhà báo Xô viết Osiv Mandelstam đã đưa ra những lời nhận xét rất xác đáng về Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn đang là chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc trên hành trình tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: “Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới”(1).
Là nước nằm ở vị trí cửa ngõ của Biển Đông, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới; trong số 64 tỉnh, thành phố thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển - không chỉ là lợi thế để Việt Nam phát triển kinh tế biển mà còn là cầu nối quan trọng với các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực biển Đông. Với tầm nhìn chiến lược vượt thời đại, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ rõ tiềm năng, lợi thế của biển “ biển bạc” của Việt Nam mà còn đặc biệt quan tâm đến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nhất là vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang"[1].
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối liên hệ mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân là sự kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam và tư tưởng yêu nước thương dân của Người. Nhận thức được vai trò và sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân, Người luôn khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Khi trả lời cho câu hỏi: “Cách mệnh trước hết phải là gì? Người nói: “Cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ”1.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp và dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, với bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhà nước non trẻ của chúng ta lúc bấy giờ gặp muôn vàn khó khăn: nằm giữa vòng vây của thù trong giặc ngoài, vận nước như “nghìn cân treo sợi tóc”, nạn đói hoành hành, nạn dốt phổ biến, ngân quỹ quốc gia trống rỗng... Ngày 3-9-1945, tức là chỉ một ngày sau Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ và Người trình bày với các bộ trưởng “những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nêu lên một cách súc tích 6 vấn đề cấp bách về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Năm Ngọ đã để lại những dấu son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng oanh liệt, sáng ngời nhân cách và tài năng của một vĩ nhân, đồng thời đã để lại những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của cả dân tộc.