Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đã có những tín hiệu tích cực; Nhà nước tiếp tục thực hiện nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là phải tập trung nhiệm vụ tái cơ cấu, hoàn thành lộ trình cổ phần hoá; thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hẹp; việc làm, thu nhập cho người lao động còn khó khăn. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Năm 2013, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn tỉnh ta thiên tai diễn biến phức tạp, nhất là bão lũ đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng và sản xuất, đời sống của nhân dân.

Nguyễn Thanh Bình - Uỷ viên TW Đảng - Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh

Kết thúc năm 2013, chúng ta đã đi được hơn nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Nhìn lại một năm đầy khó khăn, thách thức do tác động của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế trong nước phục hồi chậm, thiên tai, dịch bệnh xẩy ra ở nhiều địa phương, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp kém hiệu quả,… nhưng tỉnh ta tiếp tục giành được kết quả rất quan trọng trên các lĩnh vực. Đây là năm tạo được nhiều dấu ấn đậm nét, đặc biệt là những thành tựu nổi bật trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. 

Sáng 20-12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014. Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình và Trưởng Ban Công tác Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nương chủ trì hội nghị. Dự hội nghị phía đầu cầu Hà Tĩnh có Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cùng đại diện lãnh đạo các Ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Hiến pháp (sửa đổi) gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) có hiệu lực từ ngày 1/1/2014...

Chiều 2/12, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với TAND, Viện KSND, Cục Thi hành án dân sự tỉnh để nghe báo cáo tình hình, kết quả hoạt động năm 2013, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất để chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVI.

Trong khi một số nơi xử lý cán bộ, đảng viên (CBĐV) vi phạm chính sách DS/KHHGĐ nghiêm minh thì những nơi khác, việc xử lý lại nương nhẹ. Chính việc xử lý “mỗi nơi mỗi kiểu”, chưa tạo được sự thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác DS/KHHGĐ. Đã đến lúc cần xây dựng một quy chế thống nhất trong xử lý CBĐV vi phạm chính sách DS/KHHGĐ.

Sáng nay (28/11), Ban Kinh tế Ngân sách – HĐND tỉnh có buổi làm việc với Sở KH&ĐT, Kho bạc nhà nước Hà Tĩnh về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013, nhiệm vụ giải pháp 2014 và tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kiểm soát chi ngân sách.

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVI, trong 2 ngày 25 và 26/11, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh đã có các buổi tiếp xúc cử tri một số xã ở Đức Thọ và Vũ Quang.

Chiều 25/11, Đoàn kiểm tra trung ương đánh giá giữa kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và triển khai Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2015 do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Minh Kỳ tiếp, làm việc với đoàn.

Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa có thông báo về việc triệu tập Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVI với thời gian dự kiến trong 3 ngày (16, 17 và 18/12/2013), tổ chức tại hội trường Bộ CHQS tỉnh.

Ngày 21-11, Đoàn công tác của TAND tỉnh Bô Ly Khăm Xay do Chánh án Phon Khăm Chăm Pa Búp Phả dẫn đầu đã sang thăm và làm việc với Hà Tĩnh. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thiều Đình Duy đón và làm việc với đoàn.

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa 16 sắp tới, ngày 21/1, các đoàn đại biểu HĐND tỉnh đã có các cuộc tiếp xúc cử tri...

Trong khi những hộ nghèo đông con được hưởng nhiều chế độ như: vay vốn ưu đãi, hưởng các khoản trợ cấp của Nhà nước, con đi học được miễn giảm học phí, miễn đóng thuế nhà đất... thì những gia đình thực hiện tốt chính sách dân số lại không được hỗ trợ gì mặc dù hoàn cảnh của họ hết sức khó khăn. Điều này vô hình trung gây khó khăn trong việc tuyên truyền người dân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.

Sáng 20/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội thảo “Hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn dự và phát biểu tại hội thảo.

Chiều ngày 18-11, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển KH&CN những năm tới của địa phương.

Nhân dịp kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân (18/11/1930 - 18/11/2013), chiều 16/11, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về một số địa phương chung vui với bà con nhân dân.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, chiều nay (14/11), Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Suốt dọc chiều dài đất nước, mỗi vùng đất, mỗi miền quê đều có những di tích, danh lam thắng cảnh, nơi lưu giữ tình đất hồn người dân việt. Đó chính là vốn di sản văn hóa quí báu có giá trị rất lớn trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, giáo dục truyền thống và phát triển du lịch. Sau khi Nghị quyết TW5 (khóa VIII) ra đời, Ban hấp hành Đảng bộ Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TU của tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5. Nhờ làm tốt công tác tham mưu, định hướng, tuyên truyền nên việc thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Ngày 1/11/2013, dân số Việt Nam tròn 90 triệu người. Đây là một sự kiện có nhiều ý nghĩa trong lịch sử phát triển nhân khẩu học cũng như trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự thành công vượt bậc của chính sách DS/KHHGĐ và Pháp lệnh Dân số năm 2003. Từ dấu mốc quan trọng này đã mở ra những cơ hội mới, vận hội mới cho đất nước, dân tộc bên cạnh những khó khăn, thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm sao tận dụng cơ cấu “dân số vàng” để tăng tốc phát triển KT–XH.