Theo thông báo của Bộ Tài chính, trong tháng 10-2022, việc thực hiện thu ngân sách nhà nước ước đạt 130,3 nghìn tỷ đồng; lũy kế 10 tháng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.464,3 nghìn tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán (ngân sách trung ương ước đạt 103,6% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 103,8% dự toán), tăng 16,2% so cùng kỳ năm 2021.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương cam kết sẽ làm hết mình để những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu được thực hiện một cách sớm và nghiêm túc nhất.

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã góp phần thúc đẩy Thương hiệu quốc gia Việt Nam thăng hạng mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (tăng 74% giai đoạn 2019-2022).

Chiều 2-11, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội họp phiên toàn thể, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Đây là thông tin vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố trong báo cáo "Nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ bảy" với chủ đề "Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội", cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Dự kiến, dự thảo luật này sẽ tiếp tục được Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2023. Nhiều nội dung trong dự thảo luật sẽ có tác động lớn đến thị trường bất động sản.

Sáng 26/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đã làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện 6 giải pháp trọng tâm để bảo đảm tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Sáng 20/10, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023. Báo cáo nêu 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023, với mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%.

Kết quả tăng trưởng 9 tháng năm 2022 là một minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam, đem lại những triển vọng tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2022 và những năm tiếp theo.

Tại cuộc gặp mặt lãnh đạo các ngân hàng thương mại sáng 16/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm của Đảng và Nhà nước là bảo vệ, khuyến khích, hỗ trợ những doanh nghiệp tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, làm giàu chính đáng, nhưng phải xử lý những người vi phạm; đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.

Sáng 13/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo điều hành giá đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm và nửa đầu tháng 10 năm 2022, định hướng các tháng cuối năm 2022.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, doanh nghiệp Nhà nước cần góp phần kiến tạo nền tảng phát triển ở những địa bàn khó khăn, quan tâm đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn mà tư nhân không muốn đầu tư.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thị trường lao động quý 3 năm 2022 đã có nhiều khởi sắc với những chuyển biến tích cực; thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Trung ương tập trung thảo luận, làm rõ, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp lớn cần được triển khai thực hiện để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Từ nay đến cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, Chính phủ kiên định mục tiêu ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Trung ương tập trung thảo luận, làm rõ, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp lớn cần được triển khai thực hiện để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo báo cáo kinh tế-xã hội quý III và 9 tháng năm 2022 của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý III đạt mức 13,67%. Đáng chú ý, 9 tháng năm 2022 kinh tế tăng trưởng 8,83%, mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.

Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20-9-2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18,7 tỷ USD; bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 3 điểm phần trăm so với 8 tháng.

Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Horasis 2022 tại Bình Dương ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Diễn đàn là dịp để Chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ cùng chia sẻ tầm nhìn ý tưởng, tiếp cận tri thức và nắm bắt được xu thế của thời đại trong công nghệ tiên tiến để cùng hợp tác, phát huy tinh thần "đồng hành vượt thách thức, nắm bắt cơ hội mới, cùng phát triển toàn diện".