Một số sự kiện thế giới nổi bật thời gian qua
EmailPrintAa
16:22 07/11/2012

* ASEAN và Nhật Bản sẽ tăng cường chống khủng bố

Trong tuyên bố ra ngày 31/7/2012, Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết ASEAN- Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận tại Đối thoại chống khủng bố ASEAN-Nhật Bản lần thứ 7 (Đối thoại AJCT) tổ chức tại Cebu, Philippines từ ngày 24 đến 26/7/2012. Theo đó, ASEAN Nhật Bản đã nhất trí tập trung hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như chống vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ hạt nhân (CBRN) chống khủng bố mạng. Các lĩnh vực ưu tiên khác bao gồm an ninh vận tải, kiểm soát biên giới và nhập cư, thực thi pháp luật, an ninh hàng hải và xây dựng năng lực. Cuộc họp đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn hai của Đối thoại AJCT (2012- 2015) và là cơ hội tốt để các nước thành viên ASEAN Nhật Bản trao đổi thông tin về nỗ lực chống khủng bố.

* Phiên tòa thế kỷ tại Brazil

Ngày 2/8/2012, phiên tòa được mệnh danh là “phiên tòa thế kỷ” đã diễn ra tại thủ đô Brazil. 38 bị cáo, trong đó có nhiều cựu bộ trưởng, cựu nghị sỹ và doanh nghiệp, trong một vụ bối tham nhũng chính trị được cho là lớn nhất tại nước này từng làm chao đảo chính phủ của cựu Tổng thống Luiz Lula da Silva. Những người này bị cáo buộc hối lộ các nhà lập pháp để đổi lấy sự ủng hộ trong các chính sách. Trong số những người phải ra tòa có lãnh đạo của Đảng lao động (PT) cầm quyền tại Brazil từ cách đây 10 năm như: cựu Bộ trưởng José Dirceu - Chánh văn phòng Phủ Tổng thống, Luiz Gushiken (Bộ thông tin), Anderson Adauto (Bộ Giao thông), và hơn 10 cựu nghị sỹ của 4 đảng tham gia liên minh cầm quyền của ông L.Silva. Các bị cáo - hiện nay đang được tự do đều tuyên bố vô tội sẽ phải trả lời trước các cáo buộc như: cấu kết để phạm tội, tham ô, rửa tiền và gian lận, mà trong trường hợp bị kết tội có thể bị lĩnh án 45 năm tù giam. Theo dự kiến, bản án sẽ được công bố vào giữa tháng 9 tới. Phiên tòa xét xử lần này cũng ít nhiều có ảnh hưởng tới đương kim Tổng thống Dilma Rousseff. Nhiều học giả cho rằng, vụ bê bối lần này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử của Brazil trong tương lai.

* Trung Quốc triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả và buôn bán nội tạng người với quy mô lớn

Ngày 5/8/2012, theo thông báo được Bộ Công an Trung Quốc công bố, trong chiến dịch truy quét này, các lực lượng chức năng triệt phá một đường dây sản xuất tiêu thụ thuốc giả quy mô lớn, bắt giữ hơn 1.900 nghi phạm, thu giữ số thuốc giả cùng nhiều nhãn mác thương hiệu liên quan, bao bì và giấy hướng dẫn sử dụng trị giá 1,16 tỉ nhân dân tệ (khoảng 182 triệu USD). Hầu hết số thuốc giả bị thu giữ là những thuốc liên quan tới điều trị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh ngoài da, các bệnh nan y hoặc ung thư... Số thuốc giả này có thể gây tổn hại tới gan, thận, dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc khiến tim ngừng đập. Hơn 18.000 cảnh sát đã được huy động để tham gia chiến dịch từ ngày 25/7 nhằm triệt phá các đường dây sản xuất và lưu hành thuốc giả trên toàn quốc này. Trước đó, ngày 4/8, công an Trung Quốc  cũng  đã  bắt  giữ  137 đối tượng tình nghi, giải cứu được 127 người bán nội tạng. Theo cảnh sát, những đối tượng tổ chức hoạt động này thường qua Internet dụ dỗ người bán để kiếm lợi nhuận lớn từ các giao dịch buôn bán nội tạng. Hoạt động buôn bán này gây nguy hiểm cho sức khỏe những người bán đồng thời tạo gánh nặng tài chính cho phía người mua.

* Thiên tai, lũ lụt xảy ra ở nhiều nước trên thế giới

Thời gian gần đây, thiên tai, lũ lụt xảy ra nhiều nước trên thế giới, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Ít nhất 10 người thiệt mạng hơn 60 người mất tích do mưa lũ lở đất bảng Úttarakhan, miền  Bắc  nước  y.  Cơn bão Saola vừa hành hoàng Philíppin làm 41 người thiệt mạng, 35 người bị thương và 4 người vẫn mất tích. Kéo dài từ ngày 30/7 đến ngày 2/8, cơn bão trên gây thiệt hại cho Philíppin ước tính lên tới gần 6 triệu USD do nhiều cơ sở hạ tầng bị hại mùa màng tổn thất. Tại Trung Quốc, hai cơn bão Saola và Damrey đã lần lượt đổ bộ vào miền Đông Trung Quốc ngày 3/8. Đây là lần thứ hai kể từ năm 1949 Trung Quốc đồng thời phải gánh chịu hai trận bão nhiệt đới lớn trong vòng 24 giờ. Tính đến sáng 4/8 đã ít nhất 5 người thiệt mạng do bão, khoảng 932.000 người phải sơ tán ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến và Sơn Đông. Ngày 11-8-2012, với cường độ mạnh trận động đất đã phá hủy nhiều ngôi làng tại khu vực Tây Bắc Iran, khiến 153 người thiệt mạng và hơn 700 người bị thương. Tại Mexico, cơn bão nhiệt đới Ernesto đã gây lũ lụt trên diện rộng tại nhiều tỉnh,  thành  ở  miền  Trung và miền Nam nước này. Ít nhất 9 người đã thiệt mạng, hơn  400.000  hộ  gia  đình bị mất dịch vụ điện nước, gần 1.000 ngôi nhà bị phá hủy. Mặc dù đã được báo trước và có kế hoạch phòng chống   bão   Ernesto,   song các bang Veracruz, Tabasco và Chiapas vẫn bị thiệt hại nặng nề nhất trong tổng số 16 bang chịu ảnh hưởng của cơn bão này.

*  Kỷ  niệm  trọng  thể 45  năm  ngày  thành  lập ASEAN

Ngày  8/8/2012,  Lễ  kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Ban Thư ASEAN tại thủ đô Jakarta và tại các nước thành viên Lễ kéo cờ ASEAN cùng nhiều hoạt động kỷ niệm khác đã được tổ chức. Phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký Surin Pitsuwan đã điểm lại chặng đường  phát  triển  vượt  qua nhiều thăng trầm của ASEAN trong 45 năm qua; nhấn mạnh ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức khu vực có uy tín, vai trò và vị thế quan trọng ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác vì sự phát triển ở khu vực, có các mối quan hệ nhiều mặt với các  đối tác  quan  trọng trên thế giới. các cơ chế hợp tác khu vực như ASEAN+1, ASEAN+3,  Diễn  đàn  khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và các cơ chế hợp tác liên khu vực như Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hợp tác Đông Á -Mỹ Latinh (FEALAC)  đã  khẳng  định vai trò tích cực, chủ động và trung tâm của ASEAN trong khu vực và trong cấu trúc Đông Á đang định hình, cũng như vai trò của ASEAN trên trường quốc tế.

* Fao: Thế giới đối mặt với khủng hoảng lương thực

Ngày 9/8/2012, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho hay, thế giới có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực mới tương tự như cuộc khủng hoảng năm 2007-2008, nếu nhiều nước triển khai các biện pháp cấm xuất khẩu ngũ cốc trong bối cảnh giá lương thực tăng vọt trên toàn cầu. Trong tháng 7-2012, chỉ số giá  lương  thực  thực  phẩm của FAO - chỉ số biểu thị sự thay đổi giá hàng tháng của giỏ lương thực, thực phẩm trên thế giới, trong đó có ngũ cốc, hạt có dầu, bơ sữa, thịt và đường - trung bình tăng 12 điểm (6%) lên 213 điểm, sau khi giảm trong ba tháng trước đó, do thời tiết khắc nghiệt ở một số nước trong thời gian gần đây. Giá lương thực thực phẩm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến những nước nghèo nhất trên thế giới bởi những nước này sẽ phải chi nhiều tiền hơn để nhập khẩu, do sản lượng trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu. Tổ chức Oxfam cho biết tình trạng giá ngũ cốc tăng cao có nguy cơ đẩy hàng triệu người trên toàn thế giới vào tình  trạng  bị  đói  và  thiếu dinh dưỡng, trong bối cảnh thế giới hiện đã có gần 1 tỷ người lâm vào tình cảnh này.

* Tổng thư ký Liên hợp quốc giới thiệu sáng kiến bảo vệ đại dương

Ngày 12/8/2012, tại Hội nghị về hàng hải Hàn Quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã đưa ra sáng kiến trong việc bảo vệ đại dương, chống ô nhiễm môi trường biển, chống lại việc đánh bắt hải sản quá mức và chống lại sự dâng cao của mực nước biển, đe dọa hàng trăm triệu người. Mục đích của Sáng kiến bảo vệ đại dương của ông Ban Ki-moon là nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức về tầm quan trọng của đại dương, nhất là tăng cường tính hiệu quả trong các hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên biển. Đây cũng chính là nghĩa vụ của mỗi công dân trên toàn cầu, nhất là những người dân sống ven biển. Đến năm 2025, các nước cần đặt ra mục tiêu cụ thể trong việc giảm việc thải chất gây ô nhiễm.


    Ý kiến bạn đọc