Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp - vấn đề cần quan tâm
EmailPrintAa
16:43 07/11/2012

Trước đây, để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, mạng lưới trường lớp ở các bậc học, cấp học đã được mở rộng trên tất cả các địa phương, vùng miền. Cùng với sự ra đời của trường lớp, nhu cầu về đội ngũ giáo viên cũng được tăng theo.

Điều này đã đáp ứng nhu cầu của người học và mang lại nhiều thành tựu quan trọng cho ngành giáo dục tỉnh nhà. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc thực hiện có hiệu quả những chính sách dân số - đặc biệt là công tác giảm sinh đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường. Vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đối với ngành giáo dục trong việc tổ chức dạy, học, nâng cao chất lượng giáo dục, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và đầu tư trang thiết bị, cơ sở, vật chất… Trước thực tế đó, yêu cầu đặt ra cần phải quy hoạch lại mạng lưới trường lớp trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần đạt nhiều thành tựu mới cho ngành giáo dục.

Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền các cấp, sự tham mưu tích cực của Ngành giáo dục và đào tạo, Đề án về quy hoạch lại trường mầm non và hệ thống giáo dục phổ thông đến năm 2020 đã ra đời với một số tiêu chí cụ thể như: phấn đấu hoàn thành lộ trình thực hiện quy hoạch đến trước năm 2016, tỉnh định hướng quy hoạch bậc mầm non (MN) từ 278 trường thành 263 trường (mỗi xã bố trí một trường MN công lập); Tiểu học (TH) từ 302 trường quy hoạch thành 259 trường; Trung học cơ sở (THCS)  từ  185  trường  sáp nhập  thành  120  trường  (bố trí theo hình liên với quy mô mỗi trường 16 lớp trở lên) và Trung học phổ thông (THPT) từ 45 trường thành 41 trường. Cụ thể: năm học 2012-2013,  các  địa  phương căn cứ quy hoạch của tỉnh để xây  dựng  hoặc  điều  chỉnh; sáp nhập các trường MN, TH sáp nhập, giải thể các trường THCS   quy   dưới  9 lớp; không tuyển sinh lớp 10 THPT Mai Kính (Thạch Hà), Gia Phố (Hương Khê). Năm học 2013-2014, sáp nhập các trường THCS có quy mô dưới 12 lớp; Không tuyển sinh lớp 10 THPT Hồng Lam, Lê Hữu Trác 2; giải thể trường THPT Mai Kính, Gia Phố. Năm học 2014-2015,  giải  thể  trường THPT  Hồng  Lam,  Lê  Hữu Trác 2; Sáp nhập các trường THCS có quy mô dưới 16 lớp còn lại. Dự toán đầu xây mới các trường sau khi sáp nhập tại địa điểm mới, nâng cấp, bổ sung thêm sở vật chất các trường sử dụng địa điểm cũ là 2.110 tỷ đồng...

Chỉ  sau  một  thời  gian ngắn, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của Ngành giáo dục cấp ủy, chính quyền các cấp, Đề án quy hoạch lại trường mầm non phổ thông được triển khai đã đạt kết quả bước đầu. Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh, đối với giáo dục MN: hiện 278 trường, đã sáp nhập được từ 10 trường xuống còn 5 trường (theo quy hoạch từ nay đến năm 2020 là 26 xuống còn 13 trường). Trong đó có một số huyện đã thực hiện xong việc quy hoạch đối với bậc MN là Can Lộc và Hương Sơn. Đối với giáo dục TH; hiện 304 trường, đã sáp nhập được từ 26 xuống còn 13 trường (theo quy hoạch từ nay đến 2020 là 74 xuống còn 36 trường). Trong đó 03 đơn vị đã hoàn thành việc sáp nhập bậc TH là Tp. Hà Tĩnh, Can Lộc và Đức Thọ. Đối với bậc giáo dục THCS, hiện có 187 trường, đã sáp nhập được từ 14 trường xuống thành 7 trường (theo quy hoạch từ nay đến năm 2020 là 81 trường xuống còn 38 trường). Trong đó có một đơn vị đã hoàn thành việc sáp nhập đối với bậc THCS là Tp. Hà Tĩnh. Như vậy, đã có khá nhiều đơn vị hoàn thành việc sáp nhập trường đối với các cấp học, bậc học từ MN đến THCS. Điều này thể hiện một quyết tâm cao không chỉ của Ngành giáo dục mà còn là sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp uỷ, chính quyền trực tiếp ở các phường, xã, thị trấn, thành quy hoạch lại mạng lưới... phố đối với việc thực hiện đề án sáp nhập trường mầm non và phổ thông đến năm 2020 . Riêng đối với bậc THPT, trong năm học 2012 -2013, để chuẩn bị cho việc sáp nhập nên 02 trường THPT Mai Kính (Thạch Hà) và THPT Gia Phố (Hương Khê) đã dừng tuyển sinh lớp 10. Việc sát nhập các trường MN và phổ thông không chỉ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mà quan trọng hơn là nhằm thực hiện Nghị quyết 05- NQ/TU, ngày 20/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được của việc sáp nhập trường, chúng ta cũng phải thấy được những khó khăn, những nguy cơ tiềm ẩn do quá trình sáp nhập đưa lại như vấn đề định lượng chất lượng giáo viên để sắp xếp bố trí lại cho hợp lý (theo khảo sát mới nhất thì hiện tại có tới 30% giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy); đầu tư cho giáo dục còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản cho đời sống của cán bộ, giáo viên; nghịch lý về hiện tượng thừa - thiếu giáo viên nhưng khó, không sắp xếp, bố trí để đứng lớp cho hợp lý nhằm phát huy năng lực, sở trường trong giảng dạy; cơ sở vật chất sau khi sáp nhập thì manh mún, dàn trải không tập trung; phương pháp giảng dạy đã những đổi mới nhưng chưa phát huy hiệu quả trong từng giờ dạy; số giáo viên đã ổn định bấy lâu nay lại xáo trộn do luân chuyển…; vấn đề không có học sinh vào học ở các Trung tâm Dạy nghề, Hướng nghiệp - Giáo dục thường xuyên ở các huyện, thành, thị sau khi sáp nhập…

Thiết nghĩ trước những vấn đề tồn tại trên, Ngành Giáo dục - Đào tạo và cấp uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở cần có một sự tính toán hợp lý trong bước đi và cách làm hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án quy hoạch lại trường mầm non và phổ thông. Có như vậy những thành tích giáo dục của Ngành, của tỉnh mới được duy trì và phát triển.


    Ý kiến bạn đọc