Thông tin được đưa ra tại Hội nghị báo cáo viên trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Thời gian qua, việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố công khai việc xem xét, quyết định thi hành kỷ luật, hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật đối với các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm, được đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước.
Một trong những hạn chế, khuyết điểm được Đảng ta chỉ ra trong nhiều văn kiện thời gian qua, rõ nhất là trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng là tình trạng sa sút ý chí phấn đấu, giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng...
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng ta về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, toát lên vấn đề rất quan trọng và xuyên suốt là: Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và cải cách chế độ tiền lương.
Thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản khá đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (DNNKVNN). Tuy nhiên, trên thực tế, công tác này còn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Cải cách hành chính thành công hay không, cơ chế “một cửa” có thông suốt và phục vụ tốt nhân dân hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó con người giữ vai trò quyết định. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền cấp xã đã có nhiều nỗ lực cải thiện, xây dựng chuẩn mực tác phong cũng như nâng cao thái độ, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) xã khi thực thi công vụ.
Sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa-xã hội được tổ chức trên khắp đất nước. Một trong những vấn đề đặt ra từ nhiều năm qua khiến các nhà quản lý phải đau đầu, đó là tệ nạn mê tín dị đoan và lễ hội phản cảm. Điều đáng ngại hơn và đã trở thành lực cản không nhỏ với cuộc đấu tranh bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan và lễ hội phản cảm là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trực tiếp tham gia, hoặc gián tiếp bao che, dung túng cho tệ nạn này.
Sâu sát cơ sở, tích cực kiểm tra, đôn đốc, nắm chắc tình hình để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời những nảy sinh trong nhân dân, đó là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng ta; là phương pháp, tác phong công tác không thể thiếu của cán bộ, đảng viên. Biết là vậy nhưng không phải tổ chức đảng nào, cán bộ, đảng viên nào cũng ý thức rõ và thực hiện tốt công việc ý nghĩa này.
“Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh điều này. Đảng ta là đảng cầm quyền, mỗi đảng viên khi đứng trong hàng ngũ của Đảng luôn có cơ hội được Đảng cử, dân bầu giữ một chức vụ nào đó trong hệ thống chính trị.
Sau hơn 04 năm thực hiện Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm (sau đây viết tắt là Quy định 181), từ thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, hoạt động của đảng viên và tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng, ngày 15/11/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 102-QĐ/TW (sau đây viết tắt là Quy định 102) thay thế cho Quy định 181. So với Quy định 181 thì Quy định 102 có bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung quan trọng để tiếp tục cụ thể hoá Điều lệ Đảng, các quy định của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng, cập nhật đầy đủ hơn những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Qua nghiên cứu Quy định 102, xin trao đổi một số nội dung sau:
Nghiên cứu vấn đề kiểm soát quyền lực trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là nhằm góp phần vào thực hiện chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, đó là “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”(1).
Năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mạng, từ khẳng định cách mạng “trước hết phải có Đảng cách mệnh”[1], Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”[2]. Người lấy ví dụ đơn giản, dễ hiểu, chứng minh cho luận điểm này: “Cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”[3]. Luận điểm Đảng có vững cách mạng mới thành công của Hồ Chí Minh định hướng cho công tác xây dựng đảng ở mọi thời kỳ cách mạng, nhất là hiện nay khi toàn Đảng đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Năm 2017, Ngành Kiểm tra của Ðảng đã dồn mọi tâm sức, vượt qua nhiều áp lực, để hoàn thành khối lượng lớn công việc chưa bao giờ khó, nhạy cảm, phức tạp đến như thế. Việc kiểm tra, xác minh, kết luận những vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên; xử lý kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền kỷ luật nhiều cán bộ, (trong đó có cả cán bộ cấp cao) là điều không ai muốn, song vì trách nhiệm trước Ðảng, trước dân vẫn phải làm.
3-1-2018, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư thay mặt Ban Bí thư ký ban hành Quy định số 109-QĐ/TW về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Quy định này thay thế Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 10-1-2012 của Ban Bí thư khóa XI.
Thực tiễn sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trong những năm 80 của thế kỷ 20 cho thấy, “diễn biến hòa bình” và quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ngày 19-12-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 105-QĐ/TW của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Đây là bước cụ thể hóa quan điểm Đại hội XII của Đảng về: “ … đẩy mạnh thực hiện chiến lược công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đồng thời thực hiện tốt việc phân cấp quản lý cán bộ trong tình hình mới.
Trong suốt quá trình hoạt động, Đảng ta luôn khẳng định kỷ luật là sức mạnh của Đảng. Vì vậy, Điều lệ Đảng đã quy định rõ: “Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời”.
Sáng 14/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp triển khai các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 1826/TTg-NN ngày 29/11/2017 về việc xử lý hàng hải sản tồn đọng và các đối tượng tồn đọng khác tại địa bàn 4 tỉnh bị ảnh hưởng sự cố môi trường.
Thực hiện chỉ đạo của cấp ủy chi bộ, vừa qua tôi về chi bộ nơi cư trú để xin phiếu nhận xét đảng viên về giữ mối liên hệ nơi cư trú.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định 102-QĐ/TW (Quy định 102) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.