Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nêu nhiệm vụ của báo chí và trách nhiệm của nhà báo trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong đó, phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến là một phương pháp hiệu quả để phát huy chức năng của báo chí như lãnh tụ Lê-nin đã nói là: “Tờ báo không phải chỉ là người tuyên truyền tập thể và người cổ động tập thể mà lại còn là người tổ chức tập thể nữa”.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Tổng Bí thư Hà Huy Tập đã có những đóng góp to lớn cho Đảng và cách mạng Việt Nam, trong đó có công tác lý luận.

Thời đại toàn cầu hóa, cuộc sống trong "thế giới phẳng" hiện nay đang diễn ra với tốc độ như một cơn lốc. Có nhà bình luận quốc tế đã nói: “Đây là thời điểm mà nếu ngồi yên với tư duy ứ đọng thì các nhà tư tưởng sẽ bị tụt hậu, các nhà chính trị sẽ bị mất định hướng, các nhà kinh doanh sẽ bị mất thị trường và thậm chí cha cố cũng sẽ mất hết con chiên”.

Sáng 9/3, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến báo cáo viên các tỉnh/thành, Đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 3/2017. Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lâm Phương Thanh chủ trì hội nghị.

Thực hiện Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 15/11/2016 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 20-HD/BTGTW, ngày 22/11/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 19/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã được các tổ chức cơ sở đảng trong tỉnh tiến hành kịp thời, nghiêm túc, chất lượng.

Từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, từ lãnh đạo cao cấp nhất đến lãnh đạo cơ sở, đồng thời, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ kế cận của Đảng là thanh niên, sinh viên và học sinh. Đảng ta đã ban hành văn bản quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, quy định về xác định trình độ lý luận chính trị và nhiều văn bản khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; các học viện khu vực; hệ thống trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; các trường đại học, cao đẳng… có những đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên. Hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị luôn được đổi mới, cập nhật ngày càng đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trong 30 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, rèn luyện đạo đức lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, một số cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc, chưa coi trọng việc học tập, rèn luyện nên chất lượng chính trị thấp, một bộ phận có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Tám mươi bảy năm đã qua, kể từ ngày lập Đảng! Lịch sử dân tộc ta, Đảng ta có không ít sự kiện ngẫu nhiên, nhưng rất ý nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào một ngày xuân (3-2-1930) khi Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) từ ngày 3 đến 7-2-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tố Hữu đã viết về ngày sinh đó bằng những câu thơ bi hùng: “Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ/ Không quê hương, sương gió tơi bời/ Đảng ta sinh ở trên đời/ Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay!”.

Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 là một cơn "động đất chính trị" lớn của thế kỷ 20. Nó có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với thế giới xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc mà còn cả đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.

I. Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vận dụng sáng tạo và phát triển những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò quan trọng của báo chí C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin đều thống nhất khẳng định, báo chí có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống chính trị - xã hội của mỗi dân tộc.

Nghị quyết số 04-NQ/TW “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” của Đảng ta vừa ra đời rất đúng lúc, kịp thời, hợp lòng dân và chắc chắn sẽ tạo ra những “cú huých” mới trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng vẫn có người lên tiếng rêu rao là một nghị quyết “bế tắc về lý luận”. Sự xuyên tạc này rất cần phải vạch trần, phê phán do động cơ xấu.

Sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, ngày 19/12/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Ngày 19-12-2016, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định.

Ngày 18-11-2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn nội dung Nghị quyết.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với bí thư cấp ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân từ huyện đến cơ sở. Qua đó, đã có nhiều ý kiến thiết thực góp ý xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của tỉnh ngày càng vững mạnh, phát triển của các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, cấp tỉnh cũng như cấp huyện đến nay vẫn chưa tổ chức đối thoại với các đồng chí bí thư chi bộ. Theo chúng tôi, cấp ủy tỉnh, huyện cần tổ chức đối thoại với các bí thư chi bộ - những người làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

Ngày 05-11-2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Ngày 30-10-2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xin giới thiệu toàn văn Nghị quyết:

Ngày 01/11/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ký ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xin giới thiệu toàn văn Nghị quyết:

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị, địa phương đang bước vào giai đoạn tổ chức tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2016. Thực tế cho thấy, việc tổng kết bao giờ cũng quan trọng, bởi đó thực sự là đợt rút kinh nghiệm sâu sắc sau một năm thực hiện kế hoạch công tác của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là người dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nếu Đảng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì sẽ dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là phải tăng cường các giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước phải thực sự vì lợi ích của nhân dân, phát huy mọi nguồn lực, sức sáng tạo của nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.