Cổ kim đông tây từng đúc kết, những người có chức sắc, vị thế xã hội mà bỏ ngoài tai những lời trung thực, khảng khái và lại ưa thích những lời người khác tâng bốc, tung hô, nịnh nọt mình thì rất dễ bị ảo tưởng về quyền lực, từ đó có những hành xử thiếu minh mẫn, nhân văn. Nếu thời xưa, người dân luôn “dị ứng” và oán ghét những tên quan nịnh thần làm nhiễu nhương triều chính, thì thời nay, chúng ta cũng không thể làm ngơ trước một bộ phận cán bộ, đảng viên “thích được đề cao, ca ngợi”-một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã chỉ ra.

Thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 1-2-2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan chức năng đổi mới nội dung các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 4 nhóm đối tượng chức danh. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện năng lực tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lược; năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực tiễn... cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Những kết quả bước đầu quan trọng đó là tiền đề quý báu để Đảng ta tiếp tục tăng cường công tác quan trọng này, góp phần chăm lo “công việc gốc” ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn mới.

Ngày 25/9/2018, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã họp kỳ thứ 17. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của người cộng sản là đức tính hy sinh. Hy sinh là tự nguyện chấp nhận khó khăn, gian khổ, thiệt thòi, biết đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với đồng chí, đồng đội và nhân dân. Vượt lên trên lợi ích cá nhân và cái tôi nhỏ bé, đức tính hy sinh không chỉ là vẻ đẹp của người cộng sản mà còn là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và tư cách chân chính của người cán bộ, đảng viên.

Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã thực hiện hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Hai mươi năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” đã xác định và phát triển những quan điểm đổi mới của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay, đòi hỏi trách nhiệm và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã được các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt được những kết quả bước đầu, có tác dụng cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa hiểm họa này. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Nếu nguyên tắc tập trung dân chủ được ví như “chiếc khóa” để giữ vững bản chất cách mạng, tiên tiến của tổ chức đảng và đảng viên thì chi bộ chính là “chiếc chìa khóa” để vận hành nguyên tắc đó. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ ra một trong những nguyên nhân của tình trạng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rơi vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là do “sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi còn hình thức, đơn điệu”.

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, từ lâu nhân dân đã lưu truyền câu thành ngữ nói lên vai trò, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong cuộc sống. Tuy nhiên, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên lại xao nhãng phẩm cách đó, sa vào trung bình chủ nghĩa, thậm chí a dua, cổ xúy cho những hành vi sai trái… Thật nguy hiểm và đáng tiếc, sự thờ ơ, a dua ấy diễn ra cả trong những tình huống khó khăn, phức tạp, rất cần bản lĩnh chính trị và sự gương mẫu của người đảng viên cộng sản…

Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng chính trị, một đảng chân chính, cách mạng, đội tiền phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam từ năm 1930 đến nay và đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để có được cơ đồ vẻ vang như ngày nay. Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện và ngay từ đầu và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng tuân thủ nguyên tắc của một đảng cách mạng kiểu mới mà C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đã đề ra. Một trong những nguyên tắc căn bản đó là Đảng phải luôn luôn thống nhất thành một khối vững chắc cả về tư tưởng và hành động, không chấp nhận sự tồn tại bè phái trong Đảng. Đảng là tổ chức ưu tú nhất của giai cấp và dân tộc. Sự thống nhất về tổ chức và phương thức hành động là yêu cầu khách quan và cũng là yêu cầu tự thân của đảng cộng sản chân chính.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng (tháng 6-2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao cho Uỷ ban Kiểm tra Trung ương “có thể chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng xuống đến cả đảng bộ cấp huyện và cơ sở khi cần thiết, tránh tình trạng bao che sai phạm trong nội bộ của các địa phương, cơ quan, đơn vị”. Đây là một nhiệm vụ mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời là vấn đề chưa có tiền lệ trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức, cấp ủy đảng cũng như cán bộ, đảng viên của Đảng ta. Gần đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương giải thích nhiệm vụ người đứng đầu Đảng giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương là “kiểm tra cách cấp”, đồng thời đưa ra ví dụ về vụ việc sai phạm cụ thể của cấp ủy đảng mà tới đây buộc phải áp dụng phương pháp kiểm tra này. Nguyên nhân nào dẫn tới việc kiểm tra cách cấp và đây có phải là chức năng, việc làm thường xuyên, lâu dài của Ủy ban kiểm tra Trung ương hay không?

Lắng nghe-một kỹ năng tưởng như rất đỗi bình thường trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng làm được. Thực tế không ít người, nhất là một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện chủ quan, duy ý chí, phớt lờ trước những đòi hỏi bức thiết từ cuộc sống, của người dân; cực đoan, bảo thủ không chịu lắng nghe cả những lời nói phải, đánh mất đi sự sáng suốt cần thiết…

Học tập nói chung, học tập lý luận chính trị nói riêng không chỉ là quyền lợi, mà còn là bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV). Nhất là trong tình hình hiện nay, khi tri thức nhân loại tăng lên theo cấp số nhân, thì việc học tập lý luận chính trị càng trở nên cần thiết để mỗi CB, ĐV không bị tụt hậu với cuộc sống, xã hội, đồng thời nâng cao trình độ, năng lực để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

6 mô hình thí điểm được nêu trong Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18.

“Bước ngắn” nguy hiểm là hình ảnh từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII vào tháng 10-2016 để cảnh báo hiện tượng một số cán bộ từ suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Hiện tượng cán bộ nghỉ hưu có những phát ngôn, lời nói, việc làm thiếu chuẩn mực, khác thường so với lúc còn đương chức thời gian qua có nhiều trường hợp đã gây ra những hậu quả xấu, để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Cho dù Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích việc góp ý, phản biện, trân trọng ý kiến tâm huyết của những cán bộ nghỉ hưu nhưng việc phát ngôn thiếu chuẩn mực và bị lợi dụng rất cần được chấn chỉnh, xử lý.

Nhân việc Quốc hội nước ta cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, trước sự kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch, phản động, một số người dân tham gia gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản Nhà nước tại tỉnh Bình Thuận và một số địa phương.

Những năm gần đây, hiện tượng a dua, phụ họa theo những quan điểm lệch lạc, sai trái núp dưới cái mũ “tiến bộ, đổi mới” đã và đang xuất hiện trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng (PCTN) mới đây khẳng định: “Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”. Một trong những yếu tố mang tính quyết định trong công tác PCTN cũng như sự chuyển biến trong nhận thức, sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng, nhân dân, sự đánh giá cao của bạn bè thế giới, các tổ chức quốc tế là vai trò của người đứng đầu. Việc củng cố, đổi mới Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, trong đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo, đã mở ra một “trang mới” về công tác PCTN ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, cũng từ bài học kinh nghiệm quý báu này mà thúc đẩy công tác PCTN ở nước ta trong thời gian tới, trong đó tập trung giải quyết tình trạng “dưới lạnh” ở không ít nơi hiện nay. Để PCTN thành công và bền vững thì phải có nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ, với nhiều lực lượng tham gia quyết liệt, trong đó, vai trò người đứng đầu, chỉ huy, tư lệnh các mặt trận đóng vai trò hết sức quan trọng.

Hai trong 6 nội dung, biện pháp được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) chỉ rõ trong bài phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về PCTN được tổ chức ngày 25-6 tại Hà Nội, đều đề cập đến việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm chủ động phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng từ sớm.

Thực tế cuộc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng, chống tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cho thấy báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng. Thế nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát huy vai trò của các cơ quan báo chí và các nhà báo trong cuộc đấu tranh này còn không ít vấn đề đặt ra.