Chiều 15/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) đã bế mạc sau 15 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc. Đồng chí Nguyễn Phú trọng - Tổng Bí thư đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Bản tin Thông tin - Tư tưởng xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 24/2/2012 và Kế hoạch số 08-KH/TW, ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 35- KH/TU, ngày 12/3/2012 Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về Xây dựng Đảng hiện nay”; sau Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân từng đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ các huyện, thành, thị uỷ và đảng uỷ trực thuộc, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tập thể lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã tích cực triển khai Hội nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân ở đơn vị mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Giống như một mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế". Cho đến hôm nay và mãi mãi mai sau, những giá trị lịch sử to lớn của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại vẫn còn sáng mãi bởi những bài học thực tiễn quý giá.
Thực hiện Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động, trong những năm qua, MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp và các Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư đã tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức quốc tế và đồng bào ta sinh sống, làm việc ở nước ngoài tích cực hưởng ứng, ủng hộ nên việc xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” từ tỉnh đến cơ sở đạt được nhiều kết quả thiết thực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trong tình hình hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng. Vừa tăng cường pháp chế, kỷ luật kỷ cương hành chính, phòng ngừa xử lý vi phạm pháp luật, đồng thời vừa để phát huy dân chủ của nhân dân.
Nhiệm kỳ 2007 - 2012 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh đi qua trong bối cảnh đặc biệt, mở ra nhiều cơ hội và thách thức. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã đoàn kết, xung kích, tình nguyện trên các mặt trận, góp phần tạo nên diện mạo mới của quê hương Hà Tĩnh trên bước đường phát triển.
Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của công tác phát triển Đảng trong tình hình mới, thời gian qua các cấp ủy đảng ở huyện mới Lộc Hà đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng công tác phát triển đảng viên mới.
Trường THCS Lê Văn Thiêm, tiền thân là trường Năng khiếu Thị xã Hà Tĩnh, được thành lập tháng 8 năm 1984. Từ đó đến nay, qua ba lần thay đổi địa điểm, nhiều lần chuyển đổi mô hình trường từ năng khiếu, đại trà, thí điểm bán công chất lượng cao, công lập chất lượng cao, các thế hệ thầy cô giáo và học sinh (HS) đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của mái trường mang tên nhà Toán học Lê Văn Thiêm. Từ những ngày đầu, trường chỉ có vài lớp, cơ sở vật chất chưa có phải học nhờ tại trường cấp 3 dân chính tỉnh đến nay nhà trường đã có 20 lớp, gần 700 HS và trên 50 cán bộ giáo viên, với cơ sở vật chất trường lớp khang trang, hiện đại, diện tích khuôn viên rộng 30.000 m2.
“Đối với thế hệ trẻ, điều may mắn và hạnh phúc nhất là được học với những người thầy giỏi, nhân hậu và tận tâm. Nếu lớp trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức, có thời cơ tốt để thể hiện năng lực và có sức cống hiến, thì đất nước này sẽ có những nhà lãnh đạo tài năng, có những thế hệ ưu tú…”. Đó là điều mà Nhà giáo ưu tú Đinh Lê Báu - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh luôn tâm niệm. Bởi vậy mà hơn 40 năm gắn bó với ngành giáo dục, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, dù là một thầy giáo đứng trên bục giảng, hay là một chuyên gia, một nhà lãnh đạo đầu ngành giáo dục của tỉnh nhà, thầy vẫn không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để có những bài giảng hay, những phương pháp quản lý giáo dục phù hợp, phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp trồng người. Ấn tượng trong tôi khi được tiếp xúc với thầy là một nhà giáo có tác phong điềm tĩnh, cách nói năng nhẹ nhàng, gần gũi và một trí tuệ mẫn tiệp, phong phú mà sâu sắc. Đó cũng chính là những gì mà bất cứi ai khi được làm việc, được sống, được tiếp xúc với thầy cũng đều cảm nhận được.
“Hoàn thiện quy hoạch hệ thống trường học và cơ sở giáo dục - đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân” là một trong các giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo được nêu trong Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khoá XI). Theo đó, các trường mầm non công lập, trường tiểu học được bố trí mỗi xã một trường; trường THCS được xây dựng liên xã, có quy mô từ 16 lớp trở lên; không thành lập thêm trường THPT công lập, sáp nhập các trường quy mô dưới 18 lớp.
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Đức Thọ đã tập trung khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, vươn lên giành được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XD NTM). Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành quả bước đầu của việc thực hiện XD NTM là nhờ sự phát huy hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở trong quá trình triển khai.
Hà Tĩnh là địa phương có địa hình đa dạng và phức tạp; đồi núi chiếm 60% diện tích đất tự nhiên; sông suối nhiều và dốc từ Tây sang Đông, bị mạng lưới sông ngòi chia cắt thành từng vùng nhỏ. Hà Tĩnh thường được ví là “chảo lửa, túi mưa”, có đặc điểm thiên tai điển hình trong cả nước với bão tố, triều cường, nước dâng ven biển; lũ quét, lũ, lụt, ngập úng; sạt lở đất; dông sét, lốc xoáy; hạn hán, xâm nhập mặn.
Một thực tế là lợi ích nhóm càng phát triển, càng mang lại lợi ích cá nhân cho một số người thì càng khoét sâu sự mất công bằng trong xã hội; càng khuyến khích lối sống không lành mạnh trong xã hội, bóp nghẹt dân chủ, nội bộ nghi kỵ lẫn nhau và khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội càng doãng ra. Đó là những điều đi ngược lại với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Đảng chiến đấu hy sinh trước hết và trên hết vì lợi ích của quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân. Cũng từ mục tiêu cao cả đó mà Đảng được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Nếu lợi ích nhóm và các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên không được ngăn chặn thì nguy cơ dẫn đến sụp đổ chế độ là điều có thật.