Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (DNNNN) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng miền để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế.

Chi bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy có 26 đảng viên, trong đó 25 đảng viên có trình độ đại học và trên đại học, 14 đồng chí có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với nhân dân, luôn nêu cao ý thức và tinh thần trách nhiệm. Thời gian qua, Chi bộ đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30-3-2008 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, 2-3-2012 của Ban Tổ chức Trung ương về “Nội dung sinh hoạt chi bộ”, góp phần xây dựng tổ chức đảng vững mạnh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là thứ "vũ khí thần diệu" để Đảng thường xuyên trong sạch, vững mạnh.

Khi nói đến kinh tế định hướng XHCN thì phải được thể hiện trước hết ở DNNN. Vụ án Dương Chí Dũng và đồng bọn, vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn; vụ việc bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí cán bộ ở Bộ Công thương trong nhiệm kỳ trước và một loạt vụ án có liên quan đến sự thua lỗ, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng đã và sẽ đưa ra xét xử thời gian tới cho thấy những lỗ hổng rất lớn công tác cán bộ trong các DNNN thời gian qua. Điều đó đặt ra cho công tác xây dựng đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng phải có giải pháp phù hợp. Công tác cán bộ đúng, chuẩn xác, cán bộ không hư hỏng thì doanh nghiệp thành công.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực trong công việc của mỗi cán bộ, đảng viên. Người cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò của công tác cán bộ trong việc xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng, của Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hôm nay (17-5), Hội nghị gặp mặt của Bộ Chính trị năm 2017 với cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu trong cả nước, diễn ra tại thủ đô Hà Nội, thể hiện sâu sắc ý nguyện và sự gắn kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, hướng đến mục tiêu cao nhất và xuyên suốt là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Một trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 04-NQ/TW của Đảng khóa XII, đó là: “Mắc “bệnh thành tích”; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”. Sự suy thoái này rất đáng báo động, lên án, bởi nó đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với những giá trị, danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước.

Trong nhiều vụ việc tiêu cực, lình xình mà dư luận bức xúc những năm vừa qua đều liên quan đến trách nhiệm và sự gương mẫu của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị (gọi chung là người đứng đầu). Cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay thành công đến đâu cũng phụ thuộc trước hết vào sự nêu gương của người

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đối với Việt Nam, để thực hiện tốt việc phát triển nguồn nhân lực - một trong ba đột phá phát triển kinh tế - xã hội và dẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý luôn là yêu cầu cấp bách và là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý được xây dựng thông qua nhiều giải pháp như phát hiện, giới thiệu, tiến cử, thu hút, bồi dưỡng, quy hoạch, miễn nhiệm... Trong đó, cách tuyển chọn như thế nào để lựa chọn được người xứng đáng bổ nhiệm là một nội dung có tính quyết định đến chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý.

Vai trò, trách nhiệm của đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện sự lãnh đạo của Đảng chưa thể hiện rõ, có nơi bị chi phối.

Ở một số đơn vị, tất cả cá nhân đều hoàn thành hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng tập thể lại chỉ đạt trung bình.

Sau Đại hội XII của Đảng, hệ thống chính trị nước ta có nhiều chuyển biến mới, hoạt động hiệu quả hơn, được nhân dân ghi nhận. Trong thành tựu chung của đất nước, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Có sự đóng góp rất quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ. Đây là một thực tế khách quan”. Vậy nhưng, để hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, các thế lực phản động, cơ hội chính trị vẫn xuyên tạc rằng: Đảng ta đang thất bại, thụt lùi về công tác xây dựng Đảng.

Khi bàn về vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lê-nin có luận điểm rất chí lý: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta”. Thực tiễn cách mạng Việt Nam 86 năm qua cho thấy, chiến thắng những kẻ thù đã hiện nguyên hình là khó, nhưng vượt qua những trở lực từ trong nội tại còn khó hơn nhiều. Hiện nay, sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đứng trước những thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức mới, ngày càng gay gắt. Và một trong những nguy cơ lớn nhất hiện nay của Đảng mang tên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 

Chính phủ vừa ra Nghị quyết 25/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đảng không có lợi ích nào khác ngoài phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Toàn bộ hoạt động của Đảng xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ và của Đảng.

Trong thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng công tác đảng viên, nhất là phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn có đông đồng bào là giáo dân, tặng và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.

Văn phòng Trung ương Đảng có công văn, thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Chuộng hư danh là biểu hiện văn hoá thiếu lành mạnh của con người Việt Nam hiện nay. Chuộng hư danh diễn ra ở nhiều lứa tuổi, tầng lớp, môi trường, địa bàn, lĩnh vực với mức độ, cách thức khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt thì danh là tên, danh tiếng. Chuộng là coi trọng, thích. Hư nghĩa là không sử dụng được, tật xấu khó sửa, không có thật. Chuộng hư danh có thể được hiểu là thích, coi trọng cái không thực chất, danh hảo, không hữu ích, không đem lại ý nghĩa gì. Thói chuộng hư danh không những diễn ra trong giới trẻ mà còn bộc lộ trong cá nhân trong tổ chức Đảng, bộ máy công quyền mà chúng ta cần phải đấu tranh loại bỏ để xã hội tốt đẹp, bộ máy Đảng, chính quyền trong sạch.

Đến nay, 20/20 Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức thảo luận, 16/20 đơn vị đã tổ chức học tập, quán triệt nội dung và dự thảo chương trình hành động thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Tại các hội nghị thảo luận, đại đa số các ý kiến tập trung bàn về Nghị quyết “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.

Những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ rõ có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa, chủ yếu trước hết do bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi... Công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng... Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Do vậy, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết nêu trên, một trong những giải pháp quan trọng là phải đổi mới công tác đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ.