Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, thị xã Hồng Lĩnh đã đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn không ít khó khăn cần khắc phục trong thời gian tới.

Làn sóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) ở Việt Nam đã có những bước phát triển trong những năm gần đây, với số lượng doanh nghiệp (DN) KNĐMST liên tục tăng. Nếu có các giải pháp tốt để khơi thông nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các dự án ĐMST sẽ tạo cú hích để DN Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng, thêm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chương trình khuyến công quốc gia (KCQG) qua 5 năm triển khai (giai đoạn 2014-2018) đã góp sức đáng kể vào phát triển công nghiệp nông thôn của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn lực triển khai vẫn luôn là điểm nghẽn của Chương trình KCQG.

Sáng nay (17/6), tại trụ sở Chính phủ, gặp mặt đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và một số doanh nhân tiêu biểu, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tư nhân có khát vọng làm giàu chính đáng, làm giàu bằng trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm của mình và tham gia chống tham nhũng, tiêu cực…

Sáng 14-6, tại Hà Nội, Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hỗ trợ gắn kết bền vững giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối.

Mặc dù thời gian qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên, thế nhưng trong xã hội, thậm chí một số cán bộ, đảng viên vẫn còn những người chưa hiểu rõ, chưa nhận thức đúng, có cái nhìn phiến diện, tỏ ý hoài nghi về sự phát triển theo hướng ngày càng bền vững và thực chất của kinh tế đất nước; về những giá trị mà phát triển kinh tế mang lại cho người dân. Thực tế này đòi hỏi cần tăng cường truyền đạt, phổ biến thông tin để mọi người có nhận thức và hành động đúng.

Trong báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của Chính phủ do Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV, có nhấn mạnh giải pháp để phát triển kinh tế đất nước là “thúc đẩy hình thành những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có năng lực cạnh tranh khu vực, quốc tế”.

Năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, Việt Nam tiếp tục giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tạo thêm dư địa phát triển với sự hỗ trợ tích cực về chính sách, pháp luật từ Quốc hội…

4 tháng đầu năm 2019, đà xuất siêu hàng hóa ghi nhận sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2019, Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu (XK) khoảng 7-8%. Theo Bộ Công Thương, để đạt mức tăng trưởng 8% năm 2019, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cần đạt là 263 tỷ USD.

Những năm năm qua, phát huy lợi về đất đai, được sự hướng dẫn, hỗ trợ của các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền xã Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) đã chỉ đạo phát triển cây chè, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Mặc dù 4 tháng đầu năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng thấp nhất trong cùng kỳ 3 năm trở lại đây, nhưng từ đầu tháng 4 tới nay, xăng dầu liên tiếp trải qua 3 lần điều chỉnh tăng giá mạnh. Trước đó, cuối tháng 3, giá bán lẻ điện bình quân cũng được điều chỉnh tăng 8,36%. Dự báo, các yếu tố này sẽ tác động không nhỏ tới CPI trong thời gian tới cũng như tạo thêm thách thức cho mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2019.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tập thể đối với sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như trong xây dựng Nông thôn mới, trong những năm qua, huyện Hương Khê đã quan tâm và có các chính sách hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống người dân.

Hiện nay, rất nhiều câu hỏi lớn đang được đặt ra đối với đất nước ta: Làm gì để tăng năng suất lao động, thoát bẫy thu nhập trung bình? Làm thế nào để phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm? Và Việt Nam có thể trở thành nước phát triển, quốc gia hùng cường, sánh vai cường quốc năm châu được hay không? Bằng cách nào?

Liên tiếp trong hai ngày 6-5 và 7-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các thành viên của Chính phủ và thành viên Tiểu ban Kinh tế-Xã hội của Đại hội Đảng XIII đã có các cuộc làm việc với TP Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ.

Từ đầu năm đến nay, tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh đạt 4.226,5 tỷ đồng, bằng 32% dự toán và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Chiều 4-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4-2019.

Sáng 2-5, Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 với chủ đề “Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII và Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ” chính thức khai mạc với nhiều phiên họp quan trọng nhằm đưa ra giải pháp giúp kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực của nền kinh tế.

Được triển khai từ năm 2003 đến nay, Chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) Việt Nam (Chương trình) đã từng bước xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN). Mặc dù đạt được thành công bước đầu, nhưng quá trình thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế, số lượng sản phẩm thương hiệu Việt còn quá ít, giá trị chưa cao và sức lan tỏa kém, đòi hỏi có một chiến lược hoàn toàn mới, huy động được nhiều nguồn lực hơn, góp phần nâng cao hiệu quả thương hiệu Việt.

Từ lâu, vùng vùng biển Cửa Sót, huyện Lộc Hà đã cung cấp nhiều loại hải sản có giá trị cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, hải sản ở vùng biển này vẫn chưa chính thức có thương hiệu. Do đó, huyện Lộc Hà đang xúc tiến xây dựng thương hiệu Hải sản Cửa Sót nhằm quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm hải sản trên thị trường.

Nhằm hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH và CN), thời gian qua, nhiều chính sách về lĩnh vực này đã được ban hành, sửa đổi. Tuy số lượng doanh nghiệp KH và CN tăng qua các năm, nhưng nhìn chung vẫn còn khiêm tốn; chưa nhiều doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Nguyên nhân do việc triển khai các chính sách chưa hiệu quả, một số quy định chưa phù hợp đặc thù doanh nghiệp KH và CN.