Sáng 10-8, tiếp tục chương trình kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Chăn nuôi.

Xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê từ lâu được biết đến là quê hương của bưởi Phúc Trạch - một trong những loại quả đặc sản nổi tiếng cả nước và cây dó trầm, loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Thời gian gần đây, Phúc Trạch còn được biết đến với một sản phẩm cũng rất được ưa chuộng, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình, đó là đũa cau năng rưng.

Đất đai manh mún, lực lượng sản xuất thiếu chuyên nghiệp, thiếu chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp… đó là những rào cản đầu tư vào nông nghiệp.

Những tháng đầu năm, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BL, GLTM, HG) đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế. Càng về cuối năm, tình hình còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi lực lượng chức năng cần có các giải pháp chủ động, linh hoạt, khắc phục những hạn chế nhằm tránh thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng tới thị trường trong nước và sức khỏe người dân.

Phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sáng 30/7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các đại biểu cần chỉ rõ các giải pháp cả trước mắt và lâu dài để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn, hiệu quả hơn vào lĩnh vực nông nghiệp.

Những năm qua, được sự hướng dẫn, động viên, hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, nhất là của tổ chức Đoàn thanh niên các cấp, phong trào phát triển kinh tế của đoàn viên, thanh niên huyện Thạch Hà đạt nhiều kết quả tích cực. Nhờ nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nhiều đoàn viên thanh niên đã xây dựng các mô hình kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Sáng 25/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo đánh giá tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và phát triển doanh nghiệp 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2018.

Ngày 12-7, tại Hà Nội, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức buổi kiểm tra các bộ, cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu và đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lạm phát tháng 6/2018 không có gì bất thường. Cả hai kịch bản độc lập của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng đều cho thấy lạm phát năm nay sẽ không quá 4%.

Trong nửa đầu năm 2018, bất chấp nhiều động thái đáng quan ngại của tình hình kinh tế và chính trị thế giới, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực và đồng đều, với một số điểm nhấn nổi bật sau:

Sáng 29-6, Tổng cục Thống kê công bố, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của sáu tháng kể từ năm 2011 trở về đây.

Nguồn kinh kinh phí thực hiện đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030, dự kiến khoảng 483,862 tỷ đồng.

Việc thu hút FDI thời gian tới đã được Việt Nam xác định phải chuyển đổi theo hướng từ thu hút số lượng sang chất lượng.

Với 25.657 hội viên sinh hoạt tại 217 chi hội ở 31 xã, thị trấn, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Thạch Hà đã tích cực hưởng ứng phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi.

Truy xuất nguồn gốc nông sản diện rộng khi có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp, người sản xuất và tiêu dùng.

Thông tin thị trường tiêu thụ nông sản luôn phải được theo dõi, cập nhật cho người sản xuất cũng như doanh nghiệp xuất khẩu.

Thông qua trao đổi trực tuyến, nền kinh tế số với những mô hình kinh doanh mới đã và đang tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp (DN), giúp DN mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh, quảng bá sản phẩm và giao dịch dễ dàng,… Tuy nhiên, nó cũng đem lại không ít thách thức, nếu không chủ động thích ứng, các DN Việt Nam sẽ có nguy cơ thua trên chính sân nhà hoặc bị đẩy lùi xuống bậc thấp hơn, ít lợi nhuận hơn trong chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu.

Mặc dù tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong năm 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 rất tốt, thế nhưng một vài người núp dưới danh nghĩa "chuyên gia kinh tế" vẫn cố tình phủ nhận thành quả đó.

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ mong muốn lắng nghe các ý kiến đánh giá, phân tích rõ hơn về thuận lợi, khó khăn để điều hành nền kinh tế đi đúng hướng hơn.

Ngày 14-5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) khóa XIV khai mạc Phiên họp thứ 24, đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và ngân sách Nhà nước (NSNN) những tháng đầu năm 2018, các thành viên Ủy ban TVQH đều cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2017 và đầu năm 2018 có nhiều khởi sắc và đây là nền tảng để kinh tế tiếp tục bứt tốc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu.