* Hội nghị cốt cán toàn tỉnh thông báo nhanh kết quả Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI)
Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 tổ chức cơ sở đảng: Đảng bộ Trường CĐSP Hà Tĩnh, Chi bộ cơ sở Trường Trung học Kinh tế Hà Tĩnh và Chi bộ cơ sở Phân hiệu Đại học Vinh tại Hà Tĩnh. Hiện nay, nhà trường có 336 cán bộ giáo viên (CBGV), với gần 40% CBGV trong độ tuổi đoàn viên và có gần 7.000 học sinh sinh viên (HSSV), với hơn 5.500 sinh viên chính quy. Đây là một lực lượng lớn để bổ sung nguồn lực mới cho Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và bảo đảm tính kế thừa, phát triển trong Đảng.
Công tác Tổ chức xây dựng Đảng giữ vị trí trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy Đảng, trực tiếp tham mưu cho các cấp ủy các cấp về tổ chức bộ máy, cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ trong Đảng. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới thì nhiệm vụ nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ tổ chức xây dựng Đảng được đặt lên hàng đầu. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra trong thực tiễn công tác xây dựng Đảng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh đã có bước phát triển, nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất được xây dựng, triển khai, nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình đổi mới, báo chí Việt Nam có sự vươn lên và phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, báo chí nước ta cũng đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, nhược điểm. Một trong những hạn chế, nhược điểm đó là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo.
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp đã có nhiều hoạt động nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được chăm sóc, học tập, vui chơi giải trí lành mạnh, được đảm bảo các quyền cơ bản và được sống trong môi trường an toàn, thân thiện và lành mạnh.
Gia đình có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội, là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Quân nhu - Bộ Quốc phòng, đã có chuyến hải trình ra Quần đảo Trường Sa yêu dấu, tôi may mắn được tham gia chuyến đi đầy ý nghĩa này.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao thăng trầm, hưng vong, bi thái. Biết bao sự kiện mà trong đó nhân dân là nhân vật trung tâm, tạo thành một dòng chảy không ngừng từ họ Hồng Bàng thời Thượng cổ sang Bắc thuộc, Tự chủ, Nam - Bắc phân tranh, thuộc Pháp đến thời đại Hồ Chí Minh.
Mẫu mực, đức độ, tận tụy, năng động, nhiệt tình trong công tác, luôn chăm lo đời sống của nhân dân là những điều mà Đảng ủy phường Bắc Hà đánh giá về Ông Nguyễn Đình Nhu - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 9, phường Bắc Hà. Ông là một trong 3 cá nhân được Đảng bộ đề nghị thành ủy thành phố Hà Tĩnh tuyên dương về tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013.
Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong những năm qua đã đạt được kết quả khá rõ nét cả về nhận thức và hành động. Từ Trung ương đến cơ sở, đến từng cán bộ, đảng viên, từng người dân đều thấy rằng lúc này việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là phù hợp là thiết thực nhất.
Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm về các vấn đề quốc tế; về chiến lược, sách lược ngoại giao của Việt Nam trong quan hệ với thế giới, được thể hiện qua các nội dung cơ bản: quan niệm về quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế; về mục tiêu đối ngoại; về tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế; về phương châm đối ngoại, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao... Trong đó, nhiều nội dung có giá trị chỉ dẫn cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.
Việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" mà Đảng ta chủ trương đã và đang đi vào chiều sâu, đòi hỏi mỗi cấp mỗi ngành, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức của Người để noi theo bằng việc làm thực tế. Một trong những nội dung cần phải soi xét thường xuyên ở người cán bộ, đảng viên trước yêu cầu, hoàn cảnh mới là phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
Sáng 20/5/2014, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII khai mạc. Sau phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Đoàn Thư ký kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp. Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Chương trình Kỳ họp.
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) họp từ ngày 08/5 đến 14/5/2014, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về: Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Đề cương các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng; định hướng chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng; Quy chế bầu cử trong Đảng; Việc lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; Tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và một số vấn đề quan trọng khác.