Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã nói “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Trải qua 67 năm, kể từ ngày Bác Hồ ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (11/6/1948 - 11/6/2015), Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng, trong đó xác định việc lập hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng, truy tặng và vinh danh Mẹ Việt Nam Anh hùng là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; ngành Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội đóng vai trò nòng cốt tham mưu thực hiện.
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Can Lộc đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và thực hiện chính sách đối với những người có công với nước.
Năm 1969, Hội Văn nghệ Hà Tĩnh chính thức được thành lập. Hơn 45 năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, của các thế hệ văn nghệ sĩ đã tiếp dẫn, khơi thông nguồn mạch văn chương nghệ thuật, góp phần tạo nên dấu ấn văn hoá đặc sắc của một vùng quê xứ Nghệ.
Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Thơ Nguyễn Du là đỉnh cao của tiếng nói nhân văn, đồng hành suốt những thăng trầm của lịch sử dân tộc và song hành trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Sự nghiệp thi ca của Nguyễn Du trải dài suốt cuộc đời, có cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, có cả Đường thi và lục bát dân tộc, trong đó Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất kết tinh đầy đủ và sâu sắc nhất tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du.
Nhằm đảm bảo cho Khu kinh tế Vũng Áng phát triển nhanh, mạnh và bền vững, bên cạnh tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, giải quyết tốt công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án trọng điểm triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng thì việc tăng cường quản lý lao động, đảm bảo an ninh trật tự luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Gia đình là tế bào của xã hội, là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho mỗi thành viên, là nơi để mọi người được thể hiện, bày tỏ tình yêu thương, sự chia sẻ dành cho nhau; gia đình còn là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, đất nước. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thứ thách… được hình thành, phát triển và gìn giữ vun đắp trong mỗi gia đình. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh, trước hết từng gia đình phải phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, một thực trạng rất đáng báo động đó là bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại và tiềm ẩn trong các gia đình ở Việt Nam nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng.
Không chạy đua với thành tích, Hà Tĩnh đã mạnh dạn thực hiện thêm tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu nhằm hiện thực hóa các giá trị cốt lõi của nông thôn mới (NTM) trong mỗi gia đình, ngõ xóm. Với người dân, việc phấn đấu đạt "10 chuẩn” trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu (KDCKM) đang trở thành cơ sở để hiện thực hóa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới một cách nhanh hơn.
Lúa Xuân đang bước vào những ngày cuối của kỳ thu hoạch. Nhìn vụ lúa 2015, so với phải gánh chịu lắm tai ương, sâu bệnh, thiên tai liên tục “tung đòn” vào giai đoạn sinh trưởng quan trọng nhất của cây lúa thì năng suất vẫn được đánh giá là vượt khó thành công…
Là một đảng viên giáo dân duy nhất của xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang với tấm lòng kính Chúa, yêu nước, ông Nguyễn Văn Khôi, hiện là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hương Thọ đã luôn nhiệt huyết với công việc của tập thể và trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào cựu chiến binh làm theo lời Bác.
Khen thưởng trong Đảng nói chung và khen thưởng đảng viên nói riêng được Đảng ta rất quan tâm. Ngay từ Đại hội II (tháng 2/1951), Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam đã có Điều thứ 61: “Các đảng viên hay cấp bộ nào đặc biệt gương mẫu, dũng cảm, tận tụy, nhiều sáng kiến, gây được nhiều thành tích, làm trọn nhiệm vụ trong hoàn cảnh khó khǎn, nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, được quần chúng tín nhiệm và mến phục, đều được khen thưởng”. Từ Đại hội VIII đến nay trong Điều lệ Đảng đều có 1 điều về khen thưởng. Điều lệ Đảng hiện nay (thông qua tại Đại hội XI) có Điều 34: “Tổ chức đảng và đảng viên có thành tích được khen thưởng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương”.
"Kỳ Hoa hải khẩu" (cửa biển Kỳ Hoa), thường được gọi tắt là cửa Khẩu. Hải khẩu nguyên là danh từ chung, nhưng ở đây được dùng làm tên riêng của cửa biển. Vì vậy mà trong "Nghệ An ký" chép là "khẩu Hải Khẩu", còn trong "Lịch triều hiến chương loại chí" lại chép là "Cửa Loan Nương" (Có lẽ gọi theo truyền thuyết nàng Nguyễn Thị Bích Châu, Loan Nương Thánh Mẫu...). Một số tài liệu khác lại chép là cửa Hà Hoa (Đời Trần, thời thuộc Minh đến đầu đời Lê, đất Kỳ Anh bây giờ là huyện Hà Hoa)