Trong bài báo Dân vận ra ngày 15/10/1949, Bác Hồ khẳng định“Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, việc xây dựng củng cố tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) ở Đảng bộ Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Căn cứ các quy định, hướng dẫn của Trung ương, tình hình thực tế của địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc kiện toàn, sắp xếp các tổ chức cơ sở đảng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình, tính chất nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Chỉ tính trong 3 năm (2008-2011) đã kiện toàn, sắp xếp 102 tổ chức và thành lập mới 42 tổ chức cơ sở đảng. Hầu hết các TCCSĐ sau kiện toàn, sắp xếp và thành lập mới đều phát huy được hiệu quả hoạt động. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu được nâng lên, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 24/2/2012 và Kế hoạch số 08-KH/ TW, ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Kế hoạch số 35 - KH/TU ngày 12/3/2012 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về Xây dựng Đảng hiện nay”; Đồng thời đã thành lập Bộ phận Thường trực và Tổ giúp việc cho bộ phận Thường trực để triển khai thực hiện Nghị quyết.
Khi sự nghiệp cách mạng càng phát triển công việc của Đảng, của cán bộ, đảng viên ngày càng nặng nề, đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp cần tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, giải quyết một số vấn đề bức xúc trong xã hội và đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Giáo sư Nguyễn Đình Tứ sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo, có truyền thống hiếu học tại xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tự tận tụy, niềm say mê, sáng tạo trong công việc, sự liêm khiết, tôn trọng và luôn lắng nghe ý kiến của mọi người, có lối sống giản dị, chân thành... đó là những đức tính quý báu được kết tinh trong con người cố Giáo sư Nguyễn Đình Tứ.
Trong những năm qua, với nhiệm vụ trọng yếu là làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, hoạt động của Hội Khuyến học Hà Tĩnh đã có những đóng góp nhất định trong việc thực hiện xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh nhà.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương Đảng và các ban ngành Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, hoạt động công nghệ thông tin (CNTT) các cơ quan Đảng tỉnh Hà Tĩnh đã từng bước phát triển sâu rộng từ tỉnh đến các huyện, thành, thị ủy và các đảng uỷ xã, phường, thị trấn trong toàn Đảng bộ.
Nâng chế độ ưu đãi người có công
Thời điểm thực hiện quy định về các chế độ ưu đãi bổ sung đối với người có công với cách mạng và thân nhân theo quy định của Pháp lệnh này sẽ được thực hiện từ ngày 1/1/2013, riêng một số chế độ sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 1/9 này. Cụ thể, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, trước kia không được hưởng trợ cấp một lần, nay chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng. Ước tính có khoảng 90.000 người được hưởng chế độ này. Ngoài ra, cũng từ 1/9, bổ sung chế độ trợ cấp người phục vụ đối với Mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên…
Nghị quyết số 23-NQ/ TW,ngày16/6/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” khẳng định: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam...”. Trên tinh thần Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, căn cứ vào đặc điểm tình hình địa phương, Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã xác định mục tiêu xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật phải đảm bảo tính toàn diện, chú trọng việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng; chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ cả về số lượng, chất lượng; tăng cường các hoạt động sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo cho công tác sáng tác, sưu tầm văn học, nghệ thuật.
Luôn tâm niệm “Sống tốt đời đẹp đạo” nên khi cấp ủy đảng các cấp đẩy mạnh việc học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng bào giáo dân ở xứ Vĩnh Phước, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên đã tích cực hưởng ứng, nhất là trong phong trào thi đua lao động sản xuất.
Thạch Hữu Trung
Hà Tĩnh là địa phương có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Bôlykhămxay - nước CHNCND Lào. Khu vực biên giới này có địa hình rừng núi phức tạp, dân cư thưa thớt, song lại có nhiều tuyến đường nội địa được mở ra sát biên giới, tạo thuận lợi cho nhân dân ở khu vực hai bên biên giới đi lại giao lưu, trao đổi hàng hoá.
Vũ Ngọc Lân
Hiện nay, các tổ chức, cấp ủy các cấp và toàn thể cán bộ, đảng viên đang tiến hành tự phê bình và phê bình (TPB & PB) theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Ngoài 3 nội dung chính mà Nghị quyết đã chỉ ra, để công tác TPB & PB thật sự sâu sắc, thiết thực, cụ thể cần gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bởi vì, trong Nghị quyết nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng đã đặt nhiệm vụ “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2012 của Bộ Chính trị…” lên hàng đầu. Tuy nhiên, TPB & PB gắn với học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào cho thiết thực, hiệu quả là vấn đề cần bàn.
Nhật Bản - Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nằm ở phía đông Trung Quốc và phía tây nam của tỉnh cực nam Nhật Bản Okinawa. Tranh chấp bắt đầu nóng lại từ khoảng tháng 4, khi thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara công khai ý định mua lại chuỗi đảo không người này từ chủ sở hữu tư nhân là một gia đình người Nhật. Sau thủ đô Tokyo, chính phủ Nhật Bản cũng công bố kế hoạch mua đứt chuỗi đảo.