Sau hơn một tháng làm việc, sáng 24/6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã bế mạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có bài phát biểu về những vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Tại kỳ hợp, Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận và thông qua 11 luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến về 16 dự án luật, 1 nghị quyết khác. Đây là các văn bản pháp luật rất quan trọng, góp phần triển khai thi hành Hiến pháp, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền hành chính lành mạnh, công khai, minh bạch…
1- Bác Hồ viết Di chúc lần đầu tiên vào ngày 15/5/1965, lúc Bác 75 tuổi và sửa Di chúc lần cuối cùng vào ngày 10/5/1969. Lần sửa cuối cùng, trong 10 ngày liền (từ 10 - 19/5/1969), ngày nào Bác cũng đọc và sửa lại bản Di chúc đó. Mỗi lần như vậy, Bác dành trọn một giờ (từ 9 đến 10 giờ sáng).
Hơn 80 năm qua kể từ ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng đều quan tâm đến vấn đề văn hóa, vấn đề con người. Điều này cũng dễ hiểu, vì dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến, biết coi trọng các phẩm giá của con người, và cũng bởi vì người sáng lập và trực tiếp tổ chức, rèn luyện Đảng ta - Chủ tịch Hồ Chí Minh - là nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc và của thời đại.
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc và đất nước ta phát triển bền vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm tư tưởng cơ bản về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, tập trung chủ yếu ở Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
Sau sự cố xảy ra ngày 14-5, được sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và nỗ lực của các doanh nghiệp (DN), nhà thầu, chủ đầu tư, Vũng Áng đang trở lại sự nhộn nhịp vốn có của một khu kinh tế (KKT) năng động.
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Tĩnh được thành lập và đi vào hoạt động tính đến nay đã được một năm (27/6/2013-27/6/2014), được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy và sự phối hợp của các ngành, các cấp, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã từng bước khẳng định được vai trò, vị thế trong công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
Thật may mắn trong đời mình đã dăm lần tôi được đến với những người lính đảo. Từ những hòn đảo gần bờ của các tỉnh Khu Bốn như Hòn Mê, Hòn Mắt, Hòn Ngư, Sơn Dương, Cồn Cỏ… đến các đảo xa như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây… Tôi thường háo hức về với đảo vào mùa biển động. Ở đất liền ấy là những ngày “tháng tám trời thu xanh thắm”. Nhưng ở đảo, lính đảo thường gọi bằng cái tên thật gợi: mùa Mây! Mà đúng là mùa Mây thật! Khi mặt trời chưa ngoi lên mặt biển, mây trắng mịt mù như dâng lên từ muôn con sóng bạc đầu, giăng giăng khắp đảo, đậu cả lên vai, quấn quanh nòng súng người lính. Rồi chiều xuống, chẳng hiểu từ đâu, mây cứ cuồn cuộn kéo về giăng lũy, giăng thành lớp lớp chân trời…
Trong nhiệm kỳ qua, thực hiện Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp ở Hà Tĩnh đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở với phương châm sâu sát cơ sở, gần dân, trọng dân, nghe dân nói, nói dân hiểu và làm cho dân tin. Nhờ vậy, đã tập hợp, quy tụ được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hiểu rõ, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Năm 2013 với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật, là năm có nhiều bước tiến cho ngành du lịch của cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Sau nhiều năm nghiên cứu, tháng 5/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Đề án Một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2013 - 2020 nhằm tạo tiền đề, nguồn lực và hành lang pháp lý để Du lịch Hà Tĩnh phát triển tương xứng với tiềm năng trong những năm tới.
Với mục tiêu làm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường máu trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng; hỗ trợ bệnh nhân nghiện các dạng thuốc phiện tái hòa nhập cộng đồng, tháng 10/2013, cơ sở điều trị Methadone phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh ra đời theo Quyết định số 2250/QĐ-UBND về phê duyệt "Kế hoạch triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Hà Tĩnh, giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020".
Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở Can Lộc đã vào cuộc tích cực. Với nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động sáng tạo, cùng với hệ thống các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp, đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân cùng “chung tay xây dựng nông thôn mới”.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, trong những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể huyện Đức Thọ đã thường xuyên quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” (DVK).
Thời gian qua, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã gặt hái nhiều thành tựu mới trên tất cả các mặt, các địa bàn. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, Cục Hải quan tỉnh đã vượt chỉ tiêu thu ngân sách được giao trong năm 2014, đó là nguồn động lực mạnh mẽ cho mục tiêu phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2014. Những thành quả đó đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức (CBCC) ngành Hải quan trong việc thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, giữ gìn và phát huy khối đoàn kết nội bộ, làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa thủ tục hải quan.
Bạn nếu là người đi du lịch nhiều chắc sẽ ấn tượng với cung cách xây dựng hàng lưu niệm của thiên hạ. Không nói đâu xa, các địa phương gần gũi chúng ta như Huế, Đà Nẵng, Chùa Hương Tích Hà Nội… hàng lưu niệm ở đây không còn mang tính bột phát, mà đã có một chiến lược hẳn hoi được xây dựng từ nhiều năm nay. Đến tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp, trước khi ra về khách còn có những sản phẩm lưu niệm đậm chất địa phương hoặc đặc trưng di tích. Nón chuông, rau sắng, mơ dầm, mơ ngâm mang nhãn hiệu Hương Tích; áo phông, quạt giấy, dày ba ta leo núi… có logo Bana Hill; nón bài thơ, rượu Minh Mạng, Mè xửng, quần áo thể thao, sách, tờ rơi giới thiệu các di tích lịch sử của cố đô Huế, nổi bật dòng chữ: “Du lịch cố đô”, hoặc “Một lần đến Huế…”