Làm cách mạng vô sản thành công đã khó, nhưng tìm ra con đường, mô hình và cách đi để xây dựng một xã hội mới chưa có tiền lệ còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Điều này đã được V.I.Lênin nêu ra trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đảng cộng sản Nga (b) lần tứ XI tháng 3/1922: “Ngay từ đầu chúng ta đã nói rằng chúng ta phải bắt tay vào sự nghiệp mới mẻ… Sự nghiệp của chúng ta vô cùng khó khăn và chắc chắn là chúng ta sẽ phạm nhiều sai lầm, điều chủ yếu là phải biết nhận định sáng suốt những sai lầm đã phạm phải, phải biết làm lại kể cả từ đầu” (1). Như vậy, rõ ràng sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xô viết sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 và sau đó ở Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) từ ngày 30/12/1922 với lý tưởng xoá bỏ bóc lột, giải phóng người lao động và đem đến tự do hạnh phúc cho con người là sự nghiệp cao đẹp, mới mẻ vừa làm vừa tìm tòi, sáng tạo.
Cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng an ninh,… văn hóa với hạt nhân cơ bản là phẩm chất, trí tuệ và những giá trị sáng tạo của con người là một nguồn lực nội sinh quan trọng, quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Việc nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa cũng như có những cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển nguồn lực này là những yêu cầu, điều kiện cần thiết để văn hóa phát huy được sức mạnh to lớn của mình, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vũ trang (LLVT) quần chúng ở cơ sở, không thoát ly sản xuất, công tác; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự các cấp; là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, của Nhà nước ở cơ sở. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lực lượng này càng trở nên quan trọng và cần thiết. Ngoài việc xây dựng, bảo vệ an ninh quốc phòng, DQTV còn là lực lượng bám sát cơ sở, đi đầu trong thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, tham gia các hoạt động xã hội... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.
Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, đến nay 12/12 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đã chủ động ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện và đang bước vào giai đoạn chỉ đạo điểm đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở để rút kinh nghiệm. Tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là cần đảm bảo về tiến độ thời gian theo quy định chung nhưng phải đặc biệt chú trọng về chất lượng đại hội cấp cơ sở nhất là khối các xã, phường, thị trấn.
Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là sự kiện có ý nghĩa chính trị trọng đại đối với đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, tổ chức Đảng. Do vậy, công tác tuyên truyền phải được các cấp, các ngành chủ động triển khai thực hiện ngay từ bây giờ bằng bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng để cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Đại hội Đảng là dịp để đánh giá cái được và cái chưa được của nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới, bầu cấp ủy mới. Tuy vậy, mỗi nhiệm kỳ, tình hình đặc điểm, cục diện trong nước và thế giới có thể nẩy sinh những vấn đề mới, có cái là vận hội, có cái là thách thức đan xen.
Chiến tranh đã lùi xa 40 năm nhưng ký ức, tinh thần chiến thắng 30/4 vẫn còn nguyên vẹn trong lòng những người cựu binh cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam, bởi ý nghĩa, tầm vóc lịch sử to lớn của sự kiện này đối với lịch sử dân tộc. Làm nên mốc son chói lọi đưa đất nước từ đau thương, nô lệ sang làm chủ vận mệnh dân tộc không thể không nói đến sự cống hiến, hi sinh xương máu của bộ đội cụ Hồ, trong đó có những người cựu chiến binh hôm nay. Nhìn lại quá khứ, soi vào hiện tại, tinh thần chiến thắng ấy vẫn tỏa sáng, dẫn lối đưa đường cho những người lính năm xưa.
Nửa thế kỷ trôi qua, song mỗi người dân Hà Tĩnh vẫn chưa bao giờ quên trận đánh quyết liệt, chiến thắng lẫy lừng với không lực Hoa Kỳ trên trận chiến Núi Nài lịch sử.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua giai đoạn 1 (2001 – 2010) và 5 năm đầu của giai đoạn 2011 – 2020, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự tham gia của các ngành, các cấp và các địa phương, công tác cải cách hành chính toàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động cao cả, là một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người và là truyền thống tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) ở Hà Tĩnh là một cuộc vận động được nhiều tầng lớp cán bộ, nhân dân tích cực tham gia hoạt động nhiều ý nghĩa nhân đạo này, đặc biệt là giới trẻ.
Quán triệt yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo đại học theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khoá XI); hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng và truyền thống lịch sử dân tộc cho gần 3400 sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Cùng với niềm vui đón chào năm mới 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thạch Bằng , huyện Lộc Hà, còn có thêm niềm vui được UBND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong cuộc sống, dù thuận lợi hay khó khăn, tôi thường tự nhủ mình: Cuộc đời chẳng có gì khó, chỉ sợ mình không chịu khó, không giám dấn thân để tìm cảm hứng trong công việc. Vậy mà, một người bị tàn tật từ thở bé, mới học xong chương trình cấp 2 như anh Đặng Tiến Dũng với những việc anh đã làm thật quá sức tưởng tượng của tôi. Thật cảm phục nghị lực và trí truệ của anh. Anh sinh ra và lớn lên trên miền quê nghèo xã Phúc Đồng (Hương Khê). Năm học lớp một, anh bị một cơn sốt rồi bị tê liệt toàn thân, bố mẹ chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi bệnh. Bố mẹ phải thay nhau cõng anh đi học. Năm học lớp bảy (lớp chín bây giờ), bệnh cũ tái phát,gia đình đưa Dũng ra Bệnh viện Hà Nội để chữa bệnh. Suốt hai năm trời tiền mất tật mang, một chân Dũng bị tê liệt hoàn toàn. Khi trở về, trường cấp ba sơ tán cách nhà hai mươi cây số nên Dũng không thể học tiếp. Dũng buồn lắm nhưng số phận là vậy, biết làm sao được. Dũng phải tự lao động để kiếm sống và lấy vợ, xây dựng mái ấm gia đình.