Thực hiện chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các hướng dẫn của cấp trên, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở, đến thời điểm này, Đức Thọ đã tổ chức thành công đại hội tại các đảng bộ, chi bộ cơ sở, tạo tiền đề vững chắc cho đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Thời gian mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc ở Hà Nội từ cuối tháng Tám năm 1945 đến khi Người qua đời, vào 9 giờ 47 phút sáng ngày 02/9/1969 là 24 năm nhưng không liên tục. Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Người và cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, của Chính phủ đã rời Hà Nội về căn cứ địa cách mạng ở Việt Bắc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, ngày 01/01/1955, đồng bào Hà Nội thay mặt cả nước hân hoan chào đón Người cùng Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô. Cho đến lúc qua đời, thời gian Người sống và làm việc tại Hà Nội chỉ trong khoảng 15 năm. Đó là khoảng thời gian Hà Nội cùng cả nước chứng kiến những quyết định trọng đại của Người, in dấu ấn vào những bước ngoặt lịch sử của đất nước và dân tộc. Bản Di chúc của Người đã tròn một nửa thế kỷ kể từ khi Người viết những dòng đầu tiên.
4 năm qua Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đạt được những kết quả quan trọng.
Những ngày này, từ miền xuôi, đến miền ngược, từ Bắc vào Nam đang tổ chức nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi lần nhắc đến Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chúng ta lại nhớ đến công ơn trời biển của Đảng, Bác Hồ. Trong bài viết này, tôi muốn nêu lên những quyết định tâm huyết của Bác Hồ về vấn đề thống nhất đất nước.
Sáng 22/4/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, cục diện chiến trường Đông Dương có chuyển biến căn bản theo hướng có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đặc biệt là với các đòn tiến công chiến lược của quân ta trên các địa bàn trọng điểm: Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Bắc Cămpuchia, Tây Nguyên đã buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó và làm phá sản bước đầu mưu đồ tập trung lực lượng của kế hoạch Nava. Trên chiến trường Điện Biên Phủ, từ chỗ không có kế hoạch Nava, nhưng trước các đòn tiến công của ta buộc thực dân Pháp phải huy động một lực lượng lớn binh lực để tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương. Nhận định đây là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng, là thời cơ thuận lợi cho ta sớm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm: “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành thắng lợi”.
Đồng chí Trần Phú là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Tổng Bí thư của Đảng do hội nghị Trung ương lần thứ nhất họp tháng 10/1930 bầu ra.
Nguyễn Du vốn đã rất vĩ đại nhưng sẽ trở nên vĩ đại hơn khi tiếng khóc cho số phận con người của Đại thi hào được cả nhân loại nghe thấy. Truyện Kiều, tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của Đại thi hào đã trở thành máu thịt của dân tộc, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, đặc biệt phổ biến tại Pháp, Mỹ, Nga..., cùng với những tác phẩm khác của ông, lại khiến toàn nhân loại phải đi sâu tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Đó là niềm tự hào lớn lao của dân tộc Việt Nam mà không phải dân tộc nào cũng có được.
Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 137-KH/TU, ngày 09/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, thời gian qua, ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp huyện.
Đại hội Đảng là sự kiện chính trị trọng đại, tác động đến toàn bộ quá trình hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Thành công của Đại hội Đảng bộ các cấp là nhân tố quan trọng tạo thêm sức mạnh đoàn kết, thống nhất cả ý chí và hành động góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, là động lực thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó, tổ chức tốt đại hội các chi bộ, đảng bộ cơ sở là tiền đề quan trọng, cơ sở bảo đảm cho sự thành công của đại hội Đảng bộ các cấp.
Ngày 07/4/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ cốt cán toàn tỉnh quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 10 (khóa XI) và Nghị quyết 09 - NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.
Mỗi lần đọc lại bài thơ “Mừng chiến thắng trời quê” của nhà thơ Duy Thảo, mỗi chúng tôi - những thế hệ hôm nay lại càng tự hào về sự anh dũng, kiên cường của lớp cha anh đi trước và càng trân trọng về mối tình kết nghĩa sâu nặng giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Bình Định.
Trong các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … thì nguồn lực con người là quan trọng và có tính chất quyết định đến sự phát triển và tăng trưởng.
Phát huy truyền thống của một xã anh hùng, những năm gần đây, cùng với chủ trương sát thực và vai trò của các cấp uỷ đảng trên tất cả các lĩnh vực, xã Thạch Sơn đã có bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, bộ mặt vùng quê thay đổi nhanh chóng, từng bước hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Xuân Mỹ hôm nay đã có biết bao đổi thay, từ những con đường bê tông rộng mở đến những đường điện cao thế, những nhà văn hóa thôn khang trang và những con người với cuộc sống ấm no, đầy đủ. Thành công này được bắt nguồn từ việc triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của cấp trên phát động, trong đó yếu tố quyết định chính là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm gần đây, với sự tác động của biến đổi của khí hậu toàn cầu, thiên tai ở nước ta ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với dáng người tầm thước, tính cách giản dị, khiêm tốn pha lẫn chút hài hước trong các câu chuyện, NGƯT. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thắng dễ chiếm được thiện cảm của người đối diện trong các cuộc chuyện trò. Vừa là Trưởng khoa của Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Đảng ủy viên BCH Đảng bộ đồng thời là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh của Trường Đại học Hà Tĩnh, thầy Nguyễn Quốc Thắng luôn hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong tất cả các lĩnh vực với tinh thần ý thức trách nhiệm cao, luôn năng động, sáng tạo trong công tác. Thầy được đồng nghiệp đánh giá là người “tận tình hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trẻ trong công tác chuyên môn cũng như trong cuộc sống”.
Hồng Lĩnh - vùng đất được xem là địa linh nhân kiệt, sơn thủy hữu tình và thấm đẫm nhiều vỉa tầng văn hóa. Nơi đây không chỉ là quê hương của Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ, của song trạng nguyên: Sử Huy Nhan và Sử Đức Huy mà còn là nơi lưu giữ nhiều dấu tích của các bậc tu hành. Minh chứng cụ thể nhất đó là nhiều ngôi chùa cổ Đại Hùng có niên đại khoảng trên 600 năm hiện đang tồn tại trên mảnh đất này. Theo sử sách chép lại thì chùa được xây dựng vào khoảng đời nhà Trần. Hàng năm thu hút khá đông đồng bào, phật tử trên địa bàn thị xã và các vùng, các tỉnh lân cận về lễ chùa, viễn cảnh.