Là ngư­ời sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao chất l­ượng đội ngũ đảng viên. Trong tình hình hiện nay như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã nêu: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”, thì yêu cầu giáo dục, rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên càng trở nên cấp thiết.  

Những ngày này, các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đang triển khai đợt sinh hoạt chính trị kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền”, do đó để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân. Người khẳng định: Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng đảng, đoàn kết là nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, Người căn dặn  "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình". Theo Người, đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. 

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không được học hành nhiều như bạn bè cùng trang lứa nhưng anh Đặng Khánh Trình, hiện là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hương Điền, huyện Vũ Quang đã phấn đấu vươn lên, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, trở thành 1 trong 2 cá nhân điển hình của huyện Vũ Quang được vinh danh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh toàn tỉnh.

Là đội tiên phong chiến đấu, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng phải là một tổ chức trong sạch, vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ đảng viên”[1]. Người cho rằng, nếu kỷ luật của Đảng lỏng lẻo thì những kẻ cơ hội, những phần tử phản động dễ dàng chui vào hàng ngũ để phá hoại Đảng. Kỷ luật Đảng rõ ràng, chặt chẽ, nghiêm minh là điều kiện quan trọng bảo đảm cho Đảng thật sự là một khối đoàn kết, thống nhất trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng được chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện thắng lợi.

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta tài sản vô giá, đó là Bản Di chúc lịch sử. Bản Di chúc chính là những tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, sự nhắc nhở và trách nhiệm của Người đối với dân tộc, sự nghiệp cách mạng, trong đó công tác xây dựng Đảng được Người đặt lên hàng đầu. Thực hiện lời dạy của Người, thời gian qua Đảng bộ huyện Đức Thọ đã có nhiều giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, góp phần lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò của công tác dân vận trong xây dựng Đảng, củng cố chính quyền. Tìm hiểu quan điểm dân vận Hồ Chí Minh có ý nghĩa thực tiễn đẩy mạnh công tác dân vận trong tình hình hiện nay.

Dân vận là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, là một điều kiện quan trọng góp phần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, tạo nên mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

Trong bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho… Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công.(1)

Với bản Di chúc lịch sử, dẫu Người viết đó chỉ là “mấy lời... phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột...”(1), nhưng Người gửi gắm trong đó là tất thảy ham muốn và tâm nguyện trọn cuộc đời của Người.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Suốt cuộc đời, Người đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh, là nhân cách của người cán bộ, đảng viên. Người coi đó là cái gốc của cây, ngọn, nguồn của sông nước. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư được xem là 8 chữ vàng mà Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phấn đấu thực hiện thật tốt để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cần là một phẩm chất của đạo đức cách mạng. Cần thẩm thấu, chi phối, tác động biện chứng trong chuỗi giá trị văn hóa đạo đức cách mạng. Có cần mới kiệm. Có cần, kiệm mới liêm. Có cần, kiệm, liêm mới chính.

Đồng thuận xã hội là sự nhất trí cao trong tư tưởng, hành động tạo nên sức mạnh thực hiện mục đích, lí tưởng chung. Sự đồng thuận xã hội chính là nền tảng của đại đoàn kết toàn dân tộc, là yếu tố căn bản ổn định xã hội và phát triển đất nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đồng thuận xã hội và đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam, vừa là động lực chủ yếu, nhân tố quyết định thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Kế thừa truyền thống, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cũng như công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đảng ta luôn khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi vững chắc của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1.

Sinh thời, trên cương vị là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là củng cố và giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Người nhấn mạnh “Đoàn kết là sức mạnh nhất của ta”, là then chốt của thành công, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”[1].

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc lịch sử, với những chỉ dẫn quý báu về nhiều vấn đề hệ trọng trước mắt và lâu dài cho Đảng, Nhà nước và nhân dân. Suốt 45 năm qua, toàn Đảng, toàn dân ta đã không ngừng phấn đấu thực hiện những tư tưởng của Di chúc và đạt được những thành tựu to lớn. 

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cách đây đã tròn 45 năm. Trong Di chúc, Người nói vấn đề trước tiên là về Đảng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Đây thực chất là vấn đề văn hóa cầm quyền của Đảng mà Người hằng mong muốn Đảng ta phải làm sao có được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến công tác bồi dưỡng, đào tạo cho Đảng một đội ngũ cán bộ thực sự vững mạnh, có đủ đức, đủ tài để đưa con thuyền cách mạng đến bến bờ vinh quang. Người cho rằng: “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” và “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”(1).

Đạo đức Hồ Chí Minh cần được hiểu một cách đầy đủ, đó không chỉ là tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng, mà còn là thực tiễn đời sống đạo đức của Người. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện qua hoạt động, hành vi và lối sống, qua các mối quan hệ với con người, với công việc, trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày.

Bác Hồ đã dạy “Muốn người ta theo mình phải làm gương trước”. Trong điều kiện một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và xã hội hiện nay, vai trò nêu gương của người đứng đầu càng trở nên quan trọng để lấy lại niềm tin và lôi cuốn mọi người đi theo.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung. Làm việc mà không theo đúng cách đó, tức là làm trái dân chủ tập trung.”(1) Về mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, Bác chỉ rõ: "Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau".(2)

Cách đây 45 năm, trong bản Di chúc để lại trước khi về cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại muôn vàn tình yêu thương cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Trong đó, Người đặc biệt quan tâm và để lại những lời di huấn quý báu đối với Đảng ta, mong muốn Đảng luôn được củng cố, ngày càng trưởng thành, trong sạch vững mạnh, xứng đáng là một Đảng vừa đạo đức, vừa văn minh.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cho các ngành, các cấp. Riêng đối với ngành y, Người đã có những quan điểm cụ thể về đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc, nổi bật ở một số nội dung cơ bản: