Đó không chỉ là bài hát của nhạc sĩ Chu Minh viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là suy nghĩ, tấm lòng của muôn triệu trái tim Việt Nam và nhân loại về Người. Tên tuổi của Người sống mãi với non sông Việt Nam và trở thành niềm tin tất thắng, đồng hành cùng dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của nhân dân Việt Nam, không chỉ là tấm gương về lòng trung thực, tinh thần hi sinh quên mình, cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân mà Người còn là biểu tượng đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực, nếp sống giản dị. Dù trong bất cứ hoàn cảnh, không gian, thời gian nào, Người luôn giữ tác phong ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Mỗi lời dạy, cử chỉ, hành động của Người trong nếp sinh hoạt, ứng xử hàng ngày, cũng như trong công việc luôn là những bài học quý để mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta soi vào và học tập.

Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân cách là một vấn đề trung tâm trong hệ giá trị về con người. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng, biểu tượng sáng ngời về phẩm chất và năng lực của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách có ý nghĩa to lớn cả lý luận và thực tiễn, là mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm của Người về nhân cách là kết hợp hài hòa truyền thống của dân tộc Việt Nam với tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa nhân đạo của C.Mác, F.Ăngghen và V.I.Lênin. Những luận giải về nhân cách của Người đến nay đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và nhận định: tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách là hệ thống, khoa học, nhân văn và toàn diện nhất. Đó là cách tiếp cận đi từ nhận thức về nhân cách, cấu trúc nhân cách, con đường hoàn thiện nhân cách, đặc biệt là đối với nhân cách của người cán bộ cách mạng.

Sáng nay (22/4), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề thảo luận trong đại hội đảng nói chung và thảo luận Điều lệ Đảng nói riêng. Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng mới diễn ra, vậy mà từ cách đó 5 tháng, với bút danh T.L Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Một cách thảo luận dự thảo Điều lệ Đảng” đăng trên Báo Nhân Dân ngày 3-4-1960. Bài báo có đoạn viết: Đại hội đảng “là một dịp rèn luyện chính trị rất quan trọng và rất rộng khắp cho toàn Đảng. Cho nên tất cả các đảng viên cần phải hăng hái tham gia thảo luận”. “Đại hội đảng rất quan hệ đến tương lai cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, tư tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa. Cho nên, toàn thể đồng chí ta phải thảo luận kỹ càng các đề án và đóng góp ý kiến dồi dào, để đảm bảo đại hội thành công thật tốt đẹp…”(1).

Phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí từ gốc tức là loại trừ “căn nguyên” sinh ra các tệ nạn này. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phòng, chống các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt là việc “phòng” - tức loại trừ ngay từ căn nguyên sinh ra chúng, trong điều kiện khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Ngày 27/2/1955, Bác Hồ đã gửi thư cho hội nghị cán bộ y tế với những lời căn dặn về tình đoàn kết, thương yêu người bệnh và xây dựng nền y học nước nhà. Từ đó đến nay, cùng với cả nước, ngành Y tế Hà Tĩnh đã không ngừng vượt khó, nỗ lực đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong từng thời kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, ngành đã tạo được bước đột phá tích cực, không ngừng đổi mới để phát triển và hội nhập, đáp ứng niềm tin và sự hài lòng của người dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một bản Di chúc thiêng liêng. Di chúc là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn dẫn dắt nhân dân ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong Di chúc Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng và củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng bằng việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình.

Năm 2015 là năm diễn ra đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, năm có nhiều nhiệm vụ lớn, quan trọng đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Tiếp nối kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/TW của Ban Bí thư khóa XI và các chuyên đề của những năm trước, năm nay, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành và tổ chức học tập chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về "Trung thực, trách nhiệm; Gắn bó với nhân dân; Đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh". Việc ban hành, tổ chức học tập chuyên đề nhằm giúp mỗi cán bộ, đảng viên phát huy tính trung thực, trách nhiệm, đoàn kết thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng, vừa đề ra các giải pháp, kiến nghị đổi mới hình thức, phương pháp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tiếp theo.

Khắc ghi lời Bác dạy:“Non xanh nước biếc trùng trùng, giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao...”, cán bộ, chiến sỹ Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, có mặt kịp thời tại các vùng biển “nóng” để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, trở thành điểm tựa cho bà con ngư dân...

Với nhiều giải pháp cụ thể, thời gian qua, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững...

Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI); Kế hoạch số 27-KH/TU, ngày 05/9/2011 và Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 14/11/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo. Năm 2013, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu chỉ đạo trao Giải thưởng đợt I, giai đoạn 2011 - 2013 về sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính đảng mới làm được việc. Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên”[1]. Theo Hồ Chí Minh, "tính đảng" trong mỗi cán bộ, đảng viên biểu hiện ở: Luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết; gương mẫu, nói đi đôi với làm...

Ban Chỉ đạoTrung ương về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa ban hành hướng dẫn chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ năm 2015 là: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh".

Là đảng viên, cán bộ công tác tại Kho K19 thuộc Phòng Kỹ thuật - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, đại úy Đậu Bá Xuân thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp trong thành tích chung của đơn vị.

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình - Hồ Chí Minh.

Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ nói chung, công tác dạy học nói riêng. Người đã dạy rằng: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa.

Trở về với cuộc sống đời thường, những người cựu chiến binh một thời xông pha khói lửa lại có những việc làm tiên phong, gương mẫu thể hiện phẩm chất người lính cụ Hồ, góp phần xây dựng quê hương Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) đổi mới.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: nghề giáo là nghề rất cao quý, rất vẻ vang. Người nói: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa”1. Đặc biệt, Người đã khẳng định: "Người thầy giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo- là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”2.