Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng”. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Người và trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Trung ương, những năm qua, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Trong đó việc thường xuyên quan tâm chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư chi bộ là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”[1]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định tư tưởng Hồ Chí Minh “là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, … là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”[2]. Trong các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh,[3] vấn đề xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân và một xã hội với tinh thần thượng tôn pháp luật chiếm một vị trí quan trọng. Chúng ta tìm thấy trong di sản quý giá của Người hệ các luận điểm cũng như cách thức thực hành nhà nước, pháp luật vừa mang tính khoa học, cách mạng, vừa có giá trị lịch sử và thời đại. Tư tưởng đó đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng, phát triển để xây dựng Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị và pháp luật là công cụ chủ yếu thực hiện quyền làm chủ xã hội của nhân dân. Bài viết này góp thêm một tiếng nói trong quá trình tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam.
Sáng ngày 20/10/2014, tại Trụ sở Nhà Quốc hội - Hội trường Ba Ðình mới, Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XIII khai mạc trọng thể kỳ họp thứ tám. Ðây là kỳ họp cuối năm với nhiều nội dung mang tầm quan trọng đặc biệt trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định những vấn đề về kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh việc phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng an ninh… thì nguồn lực văn hóa cũng đang được nhiều quốc gia chú trọng, coi đó là một “sức mạnh mềm” quan trọng, có vai trò, ý nghĩa quyết định trong chiến lược phát triển nhằm củng cố vị thế, hình ảnh và tầm ảnh hưởng lớn của mình đối với các quốc gia khác, với mục tiêu lâu dài là phát triển bền vững, ổn định trong kỷ nguyên toàn cầu.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, từ đầu nhiệm kỳ, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp đã ổn định tổ chức bộ máy, chủ động tham mưu, giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; tham mưu chỉ đạo việc quán triệt, phổ biến kịp thời, Điều lệ Đảng, các quyết định, quy định, hướng dẫn của Đảng nói chung và công tác kiểm tra, giám sát nói riêng.
Tiếp xúc cử tri (TXCT) là một trong những hoạt động rất quan trọng của người đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND), là cầu nối giữa đại biểu HĐND với cử tri và cơ quan nhà nước. Qua hoạt động TXCT, đại biểu HĐND báo cáo kết quả hoạt động của mình, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và nghe cử tri trình bày tâm tư nguyện vọng, kiến nghị về những vấn đề bức xúc diễn ra tại các địa phương, đơn vị.
Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong 5 bảo vật quốc gia để lại cho hậu thế chúng ta. Trong Di chúc, Người đã gửi gắm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta về một tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí mang tính chuẩn mực, Bác dặn: "Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân"(1).
Lý Tự Trọng không được tổ chức phân công làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, nhưng hành động của anh bắn gục tên thanh tra mật thám Lơgơrăng để bảo vệ đồng chí Phan Bôi, cán bộ của Đảng khi đang diễn thuyết trước công chúng là một hành động không mang tính bột phát của một cá nhân, mà đây là hành vi có ý thức bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, sự lựa chọn đúng đắn của một chiến sĩ cách mạng chân chính trước tình huống đó. Ý nghĩa của việc làm này còn cao hơn thế khi được chứng minh trong quá trình bị địch bắt, kẻ thù tra tấn dã man, nhưng không làm được gì Anh, không tra tấn nổi chúng chuyển sang dùng thủ đoạn dụ dỗ hòng mua chuộc Anh. Chúng hứa đưa Anh sang Pháp học rồi trở về nước làm việc với quyền cao, chức trọng, giàu sang, Anh dằn tiếng trả lời với chúng: “Ta sinh ra không phải vì những thứ ấy”. Đứng trước tòa đại hình của thực dân Pháp, Anh đã khẳng khái tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể có con đường nào khác”. Câu nói của Lý Tự Trọng đã nói lên một điều cao cả, sâu sắc, như là một tuyên ngôn của thế hệ thanh niên yêu nước ở lứa tuổi Anh về lẽ sống trước cảnh nước mất, nhà tan dưới sự áp bức bóc lột của thực dân phong kiến. Trước Anh đã có một lớp thanh niên yêu nước, lăn lội tìm đường cứu nước và rất may đã bặt gặp được lý tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc do người truyền bá và thuyết phục, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là thế hệ của Trần Phú, Lê Duy Điếm, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hữu Cầu, Lê Mao, Hạ Bá Cang, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Trịnh Đình Cửu.v.v.. Dưới ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc hoặc được Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dìu dắt bồi dưỡng họ đã trở thành thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên giác ngộ con đường giải phóng dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng chính trong số họ dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã đứng ra thành lập Đảng cộng sản, chính đảng chân chính duy nhất của cách mạng Việt Nam.
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Trong những năm qua, mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh nhà, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của tỉnh, phát huy tiềm năng, lợi thế của đô thị trung tâm, nền kinh tế thành phố Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đô thị, kết cấu hạ tầng được tăng cường, quản lý đô thị có nhiều chuyển biến tích cực; các hoạt động văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ; quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo. Kết quả đó được bắt nguồn từ sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự đóng góp tích cực và hiệu quả của 144 khu dân cư trong toàn thành phố.
Để xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM) theo Bộ tiêu chí quốc gia thì phải xây dựng được thôn đạt chuẩn NTM. Và "Khu dân cư kiểu mẫu” là mô hình cụ thể hóa các tiêu chí đó. Khu dân cư (KDC) kiểu mẫu không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn lưu giữ được truyền thống hồn quê.
Trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết quyết 09-NQ/TU, ngày 06/9/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) “về phát triển khoa học - công nghệ giai đoạn 2002 - 2005 và những năm tiếp theo” của các huyện, thành, thi, tôi đặc biệt ấn tượng với người thanh niên có tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ nhưng thành tích sáng tạo khoa học khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáng được ghi nhận và biểu dương, đó là thầy giáo Dương Đình Danh - giáo viên Trường tiểu học Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh.
Phản biện, theo nghĩa hẹp là lật ngược lại vấn đề để bàn bạc trao đổi, đánh giá, suy xét ở nhiều góc cạnh, nhiều phương diện để xem vấn đề có đáp ứng được yêu cầu, mục đích đã đề ra. Hiểu theo nghĩa rộng, phản biện khoa học phải đáp ứng được tối thiểu những yêu cầu sau:
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX liên tiếp là những xáo động đầy tính kịch, chứa chất bao nhiêu dâu bể. Đất nước chia cắt, Đàng ngoài nhà Lê, Đàng trong họ Nguyễn. Vua Lê từng có tiếng ân lộc lâu đời, thay trời trị dân, nhưng tất cả quyền hành nằm trong tay Chúa Trịnh. Một tầng lớp khá đông nho sĩ, mang tư tưởng Khổng Mạnh, phải bạc tóc, rạc người vì câu hỏi: Trung với vua hay với chúa? Tầng lớp quyết định sự thịnh suy của thời đại là nhân dân thì đói khổ, sức lực kiệt quệ vì xã hội rối ren, chế độ mục nát, lại vì thiên tai liên tiếp; bão lụt, hạn hán, côn trùng. Thương mại manh nha bắt đầu phát triển trên cái nền kinh tế ọp ẹp ấy nhưng cũng tạo nên được những trung tâm khá lớn: Thăng Long, Phố Hiến (phía Bắc), Hội An (phía Nam). Thương mại phát triển tác động tới các lĩnh vực khác, nhưng bên cạnh đó nó kéo theo những bi kịch do đồng tiền gây nên mà nạn nhân là tầng lớp nông dân, kẻ sĩ...