Tổng kết những kết quả đạt được từ thực hiện Chỉ thị 06 (2007), Chỉ thị 03 (2011), ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 05 “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đây là lần đầu tiên, Đảng ta đặt vấn đề học tập và làm theo di sản Hồ Chí Minh toàn diện trong cấu trúc tổng thể.
Sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và đời sống nhân dân tỉnh ta, nhất là đối với nhân dân thị xã Kỳ Anh - nơi xuất phát sự cố môi trường. Sự cố môi trường xảy ra trong thời điểm chuẩn bị bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, các thế lực thù địch, các phần tử cực đoan riệt để lợi dụng tình hình để kích động nhân dân tạo bất ổn, điểm nóng ở cơ sở và phá hoại bầu cử. Trước thực trạng đó, Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt, trong đó Ban Dân vận Tỉnh ủy đã chủ động và có nhiều sáng tạo trong công tác tham mưu, phối hợp tổ chức thực hiện, góp phần ổn định tình hình tại cơ sở.
Sự cố môi trường biển xảy ra tại 04 tỉnh miền Trung từ tháng 4/2016 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, đặc biệt là người dân ven biển.
Thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đặt ra yêu cầu rất cao về tính toàn diện, chất lượng và kịp thời. Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với Văn phòng Tỉnh ủy hết sức nặng nề. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự phối hợp chặt chẽ của các ban Đảng, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, nhân viên Văn phòng Tỉnh ủy đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho cấp ủy tỉnh.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Xuất phát từ thực trạng, bối cảnh trong nước và quốc tế, những nhận thức trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta rất quan tâm đến việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã chỉ rõ: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều do đảng viên nêu gương thực hiện và tuyên truyền vận động mà thấu đến quần chúng; các chương trình, kế hoạch của Đảng đều do đảng viên thực thi. Nâng cao chất lượng đảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, mà còn tác động đến uy tín, năng lực lãnh đạo của Đảng. Đội ngũ đảng viên tốt thì uy tín, năng lực lãnh đạo được nâng lên, đội ngũ đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống; yếu kém về năng lực chuyên môn thì đảng bộ, chi bộ giảm sút khả năng lãnh đạo và sức chiến đấu…
Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 22/3/2016 của Bộ Chính trị (Khóa XII), Kế hoạch số 24-KH/TU, ngày 17/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đến nay việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đã hoàn thành theo yêu cầu, kế hoạch đề ra.
Văn hoá doanh nghiệp đang được xem là một loại tài sản vô hình. Loại tài sản này có thể giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nếu không biết phát huy thì nó sẽ đưa doanh nghiệp nhanh chóng đến chỗ phá sản. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì và cần làm gì để nhận biết cũng như phát huy hiệu quả của nó... đang là những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay.
Trước đây, để đảm bảo cho cuộc sống gia đình, anh Lê Đình Nam ở giáo xứ Ninh Cường, xã Gia Phố làm rất nhiều nghề nhưng nghề nào thu nhập cũng bấp bênh. Những năm gần đây, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, được sự động viên của lãnh đạo huyện, sự khuyến khích, vận động của cha xứ, anh Nam đã quyết tâm chuyển hướng làm ăn sang phát triển kinh tế trang trại. Mới hơn 1 năm bắt tay vào gây dựng, nhưng đến nay mô hình trang trại của anh Nam đã thả 1.200 con lợn và trồng được 800 gốc bưởi, 1.500 gốc cam. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi thêm bò và gà. Anh Lê Đình Nam, giáo dân xứ Ninh Cường, xã Gia Phố cho biết: “Với sự tuyên truyền của chính quyền địa phương và cha xứ bên giáo hội đã vận động bà con xây dựng mô hình kinh tế trang trại để phát triển lâu dài. Trên cơ sở diện tích đất sẵn có, lại được chính quyền địa phương tạo điều kiện, giúp đỡ, tôi đã mạnh dạn tập trung làm mô hình trang trại. Qua hơn một năm triển khai, tôi thấy việc vận động phát triển kinh tế trang trại là chủ trương rất đúng, bởi từ đây sẽ biến những vùng đồi thu nhập rất thấp thành vùng đồi có giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn như khu vực của gia đình tôi là đồng Bà Hầu, trước đây sản xuất lúa cả năm giỏi lắm cũng chỉ được 5 tạ lúa, theo giá lúa bây giờ được khoảng 3 triệu đồng. Bây giờ cũng diện tích này, tôi xây dựng 2 chuồng lợn, 1 năm trừ thuê mướn rồi cũng thu được 600 triệu đồng”.
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thạch Tân có 1.460 hội viên, tham gia sinh hoạt ở 12 chi hội. Phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ trong đời sống xã hội, thời gian qua, Hội phụ nữ xã đã tích cực tuyên tuyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vận động hội viên thực hiện tốt phong trào do các cấp hội phụ nữ phát động như phong trào “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “gia đình 5 không, 3 sạch”, đẩy mạnh chỉnh trang khu dân cư, vườn mẫu, xây dựng tuyến đường, cụm dân cư “xanh, sạch, đẹp” trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, hội viên phụ nữ đã chủ động thành lập, phát huy hiệu quả các tổ hợp tác chăn nuôi lợn, bò liên kết, đưa lại thu nhập ổn định, mở ra hướng liên kết phát triển sản xuất bền vững. Nhiều mô hình do chi hội trưởng đứng chủ có sức lan tỏa, được các hội viên nhân rộng.
Ngày 20/9/2016, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông tin một số nội dung về môi trường biển, việc khai thác, sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Mộc bản Trường học Phúc Giang được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã khẳng định truyền thống hiếu học của người dân Hà Tĩnh cũng như những tinh hoa bác học đỉnh cao của dòng họ Nguyễn Huy nổi tiếng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.