Chính phủ sẽ nỗ lực hết mình để mọi trẻ em Việt Nam được sinh ra, sống, trưởng thành trong môi trường, điều kiện tốt nhất; kế tiếp các lớp cha anh trở thành chủ nhân, đưa đất nước phát triển như câu nói “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Trong một bài viết mới đây, BBC đánh giá Việt Nam chính là một câu chuyện thành công trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Chiều 18-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ kỷ niệm chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18-5, Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 và Lễ tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu.

Đại dịch COVID-19 được coi là chưa từng có khi gây ra sự đảo lộn tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đây là đại dịch chưa từng có trong hơn 100 năm qua, kể từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Nhiều quốc gia, ngay cả những cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế cùng nền y khoa tiên tiến cũng rơi vào thế lao đao. Trong bối cảnh đó, Việt Nam là một trong số ít các nước được đánh giá là một trong những điển hình phòng, chống dịch và thể hiện trách nhiệm và uy tín trong hợp tác quốc tế và khu vực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 nhấn mạnh, chúng ta nên bỏ các biện pháp giới hạn không cần thiết và không khoa học, cực đoan như bắt học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ bằng nhựa hay không bật điều hòa tại trường học.

Sau khoảng 3 tháng nghỉ ở nhà kết hợp học trực tuyến, học trên truyền hình, tuần đầu tháng 5-2020, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước cho học sinh phổ thông trở lại trường học tập.

Chiều 27/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã làm việc với Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành về phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2020, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước ta đến hết ngày 20-4 vẫn là 268 và không có thêm các trường hợp nhiễm mới sau 4 ngày liên tiếp. Đây là tin vui của cả nước, kết quả minh chứng cho sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Đại dịch COVID-19 khiến hàng triệu lao động nước ta đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên hoặc những người hiện hưởng chế độ bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo... Hỗ trợ cho những lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội, đồng thời thể hiện cam kết về Chính phủ hành động như phương châm nêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1-1-2020 của Chính phủ, đồng thời cho thấy nhân quyền ở Việt Nam luôn được bảo đảm trong bất kỳ tình huống nào.

Tất cả bộ, ngành đã dừng các cuộc họp trực tiếp để chuyển sang họp trực tuyến. Các chuyến công tác nước ngoài không cần thiết đã bị hủy. Ngoài ý nghĩa giúp bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công chức, việc họp trực tuyến và giảm đi nước ngoài đã tiết kiệm một khoản cỡ nghìn tỷ đồng được dành trực tiếp cho các hoạt động chống dịch Covid-19.

Trong những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm bố trí nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện tiêu chí văn hóa và tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, góp phần xây dựng đời sống tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ nhanh chóng đến tay người thụ hưởng trong tháng 4. Vấn đề được quan tâm nhất là phải thực hiện minh bạch, công khai; kiểm tra giám sát ngay từ khâu rà soát, lập danh sách, xét duyệt và cuối cùng khâu chi trả.

Cùng với nhiều biện pháp quyết liệt nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành nghị quyết về gói an sinh xã hội lên tới 62.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19.

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Trong khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp để đẩy lùi dịch bệnh thì trên internet, mạng xã hội vẫn xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt, giả mạo gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng chống dịch bệnh cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.

Trước hàng chục nghìn ca tử vong bởi dịch Covid-19 đang lan rộng trên khắp thế giới, giá trị cao nhất của nhân quyền lúc này chính là sinh mạng con người được bảo vệ.

Nhân Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7-4), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thư gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước. Trong thư có viết: “Máu là loại thuốc đặc biệt, máu an toàn chỉ có thể hiến tặng từ chính những người khỏe mạnh, tình nguyện và hiến máu thường xuyên”.

Covid-19 là một trong những đại dịch lớn nhất, nguy hiểm nhất mà nhân loại từng trải qua (tính đến ngày 5-4-2020, gần 65.000 người trên thế giới đã tử vong).

Chúng ta đang ở trong những ngày đầu tiên trong 15 ngày toàn quốc thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19. Đây là một biện pháp hoàn toàn không mong muốn, nhưng vô cùng cần thiết, cấp bách, thậm chí có tính quyết định thành công của việc ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Trong ma trận thông tin của mạng xã hội (MXH) có vô số thông tin giả mạo, bịa đặt, vu khống. Những thông tin bịa đặt ấy tiếp tục bị “đổ thêm dầu vào lửa” bằng các giọng điệu thiếu thiện chí, thừa hiểm sâu theo kiểu “chọc gậy bánh xe” của một số báo, đài quốc tế thường xuyên tạc về tình hình Việt Nam. Nhiều người dùng MXH cũng chủ ý hoặc vô tình, thiếu hiểu biết đã hùa theo, gây ra hậu quả vô cùng tai hại.

Ngày 26-3, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ký cam kết đồng hành hỗ trợ cho các nhà trường dạy học từ xa qua internet và truyền hình khi học sinh phải nghỉ phòng dịch Covid-19.