Khen thưởng trong Đảng nói chung và khen thưởng đảng viên nói riêng được Đảng ta rất quan tâm. Ngay từ Đại hội II (tháng 2/1951), Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam đã có Điều thứ 61: “Các đảng viên hay cấp bộ nào đặc biệt gương mẫu, dũng cảm, tận tụy, nhiều sáng kiến, gây được nhiều thành tích, làm trọn nhiệm vụ trong hoàn cảnh khó khǎn, nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, được quần chúng tín nhiệm và mến phục, đều được khen thưởng”. Từ Đại hội VIII đến nay trong Điều lệ Đảng đều có 1 điều về khen thưởng. Điều lệ Đảng hiện nay (thông qua tại Đại hội XI) có Điều 34: “Tổ chức đảng và đảng viên có thành tích được khen thưởng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương”.

"Kỳ Hoa hải khẩu" (cửa biển Kỳ Hoa), thường được gọi tắt là cửa Khẩu. Hải khẩu nguyên là danh từ chung, nhưng ở đây được dùng làm tên riêng của cửa biển. Vì vậy mà trong "Nghệ An ký" chép là "khẩu Hải Khẩu", còn trong "Lịch triều hiến chương loại chí" lại chép là "Cửa Loan Nương" (Có lẽ gọi theo truyền thuyết nàng Nguyễn Thị Bích Châu, Loan Nương Thánh Mẫu...). Một số tài liệu khác lại chép là cửa Hà Hoa (Đời Trần, thời thuộc Minh đến đầu đời Lê, đất Kỳ Anh bây giờ là huyện Hà Hoa)

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề thảo luận trong đại hội Đảng nói chung và thảo luận Điều lệ Đảng nói riêng. Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng mới diễn ra, vậy mà từ cách đó 5 tháng, với bút danh T.L Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Một cách thảo luận dự thảo Điều lệ Đảng” đăng trên Báo Nhân Dân ngày 3/4/1960. Bài báo có đoạn viết: Đại hội Đảng “là một dịp rèn luyện chính trị rất quan trọng và rất rộng khắp cho toàn Đảng. Cho nên tất cả các đảng viên cần phải hăng hái tham gia thảo luận”. “Đại hội Đảng rất quan hệ đến tương lai cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, tư tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa. Cho nên, toàn thể đồng chí ta phải thảo luận kỹ càng các đề án và đóng góp ý kiến dồi dào, để đảm bảo đại hội thành công thật tốt đẹp…”(1).

Đến nay dân tộc Việt Nam có ba nhân vật lịch sử được UNESSCO vinh danh là danh nhân văn hóa vĩ đại đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh.

Nhà tôi ở Nghi Xuân, cách Tiên Điền - nơi có Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du - chỉ nửa giờ đi bộ. Gần nửa thế kỷ trước, từ ngày lên học cấp 3, ngày nào tôi cũng đi qua Tiên Điền. Cứ mỗi lần đến đây, lòng tôi lại có cảm giác bâng khuâng, man mác lạ thường. Bây giờ khu lưu niệm Đại thi hào đã được xây dựng khang trang, đường vào khu mộ được rải nhựa phẳng phiu, chẳng còn “bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi” nữa. Mỗi lần đứng trước khu lưu niệm, lạ, cái cảm giác ngày xưa cứ bám riết lấy tôi. Tự trong sâu thẳm ký ức, tôi nhớ ngày mình còn đi học ở ngôi trường bây giờ được mang tên Nguyễn Du.

Năm 2015 là năm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đón chào sự kiện chính trị trọng đại của đất nước đó là Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Hoà chung trong không khí thi đua sôi nổi của cả nước, thực hiện tinh thần Chỉ thị của Bộ Chính trị; Kế hoạch 137 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh đã chỉ đạo các chi bộ tổ chức đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2017 và chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ Trường (Khoá III), nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Đai hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ, báo chí cách mạng vừa là người tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa là người phát hiện, khẳng định, nhân rộng ra toàn xã hội những cái hay, cái đẹp, những điển hình, những nhân tố mới; đồng thời tích cực phê phán cái xấu, cái tiêu cực, những hành vi sai trái, lệch lạc trong xã hội.Để thực hiện nhiệm vụ cao quý đó, đòi hỏi những người làm báo phải luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn để đạt được 6 chữ mà nhà báo lão thành Hữu Thọ đã nói: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

Những ngày qua, đối với người làm báo, thông tin về đề án quy hoạch báo chí là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Về cơ bản, có thể hiểu việc quy hoạch báo chí được thực hiện theo luật định, mục tiêu hướng tới, như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son là "làm sao để tổ chức bộ máy cơ quan báo chí gọn và tinh, số lượng sẽ giảm đi nhưng chất lượng sẽ tốt hơn, tinh thần chủ đạo của đề án là quản lý báo chí để phát triển tốt hơn".

Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã nhấn mạnh: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức đã trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển”.

Việc giáo dục trẻ em theo kiểu truyền thống ở Việt nam phần lớn chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo. Việc giáo dục con cái phần lớn là trong phạm vi gia đình là chính, còn môi trường giáo dục ở nhà trường và xã hội nhìn chung chưa ảnh hưởng lớn lắm.

Nằm trên dải đất miền Trung đầy nắng gió, Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, với nhiều bãi tắm đẹp trải dài từ Cửa Hội đến Đèo Ngang như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con… “Mùa biển gọi” 2015 với những bãi biển sạch đẹp, làn nước trong mát, cát mịn, cơ sở hạ tầng khang trang, tươi mới, cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ chu đáo, tận tình đang là điểm đến hấp dẫn, mời gọi du khách thập phương…

Chúng tôi lên Hương Liên (Hương Khê) một sáng mùa xuân. Giữa làn sương bạc, trái núi Cà Đay hiện ra như một con voi khổng lồ đang nhoài mình ra dòng sông Ngàn Sâu hút nước. Từ thế kỷ 20, mấy ai biết được trong những lùm cây hang hốc của núi Cà Đay này đã một thời âm thầm, lặng lẽ cưu mang trên mình cả bộ tộc người sống lay lắt, hoang dã như thời nguyên thủy. Đó là bộ tộc người Chứt. Sự xuất hiện của họ lúc ấy chỉ như "mảnh ghép" giữa đại ngàn. Họ đã góp phần làm đa dạng thêm hệ sinh thái của dãy Trường Sơn. Phải đến tháng 1 năm 2001, sau khi biết người Chứt còn tồn tại, bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã thành lập tổ công tác "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) thì người Chứt thực sự được khai trí.

Trong hai năm gần đây, tình hình Biển Đông ngày càng gia tăng căng thẳng do Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động san lấp, cải tạo các đảo và bãi đá ngầm trong vùng biển của Việt Nam, nhằm hiện thực hoá yêu sách “đường lưỡi bò”. Hình ảnh vệ tinh cho thấy, từ tháng 3/2014, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo ở 7 địa điểm thuộc Trường Sa và có thể đang xây dựng sân bay quân sự trên 1 đảo nhân tạo. Trong báo cáo "Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan Trung Quốc năm 2015" đưa ra mới đây, Lầu Năm Góc cho biết, chỉ trong 5 tháng qua, Trung Quốc đã mở rộng các đảo nhân tạo từ những bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa lên gấp 4 lần. Cụ thể, năm ngoái, Trung Quốc đã cải tạo 200 ha trên 5 bãi đá họ chiếm giữ ở Trường Sa; khoảng 610 ha khác cũng được cải tạo từ đó tới nay.

Thực hiện chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các hướng dẫn của cấp trên, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở, đến thời điểm này, Đức Thọ đã tổ chức thành công đại hội tại các đảng bộ, chi bộ cơ sở, tạo tiền đề vững chắc cho đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Thời gian mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc ở Hà Nội từ cuối tháng Tám năm 1945 đến khi Người qua đời, vào 9 giờ 47 phút sáng ngày 02/9/1969 là 24 năm nhưng không liên tục. Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Người và cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, của Chính phủ đã rời Hà Nội về căn cứ địa cách mạng ở Việt Bắc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, ngày 01/01/1955, đồng bào Hà Nội thay mặt cả nước hân hoan chào đón Người cùng Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô. Cho đến lúc qua đời, thời gian Người sống và làm việc tại Hà Nội chỉ trong khoảng 15 năm. Đó là khoảng thời gian Hà Nội cùng cả nước chứng kiến những quyết định trọng đại của Người, in dấu ấn vào những bước ngoặt lịch sử của đất nước và dân tộc. Bản Di chúc của Người đã tròn một nửa thế kỷ kể từ khi Người viết những dòng đầu tiên.

4 năm qua Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đạt được những kết quả quan trọng.

Những ngày này, từ miền xuôi, đến miền ngược, từ Bắc vào Nam đang tổ chức nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi lần nhắc đến Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chúng ta lại nhớ đến công ơn trời biển của Đảng, Bác Hồ. Trong bài viết này, tôi muốn nêu lên những quyết định tâm huyết của Bác Hồ về vấn đề thống nhất đất nước.

Sáng 22/4/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, cục diện chiến trường Đông Dương có chuyển biến căn bản theo hướng có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đặc biệt là với các đòn tiến công chiến lược của quân ta trên các địa bàn trọng điểm: Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Bắc Cămpuchia, Tây Nguyên đã buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó và làm phá sản bước đầu mưu đồ tập trung lực lượng của kế hoạch Nava. Trên chiến trường Điện Biên Phủ, từ chỗ không có kế hoạch Nava, nhưng trước các đòn tiến công của ta buộc thực dân Pháp phải huy động một lực lượng lớn binh lực để tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương. Nhận định đây là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng, là thời cơ thuận lợi cho ta sớm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm: “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành thắng lợi”.

Đồng chí Trần Phú là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Tổng Bí thư của Đảng do hội nghị Trung ương lần thứ nhất họp tháng 10/1930 bầu ra.