Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ngăn chặn đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”. Hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá ta của các thế lực thù địch diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhưng có thể nói cốt lõi nhất, tập trung nhất là chúng nhằm vào lĩnh vực chính trị, tư tưởng mà nổi lên là tuyên truyền đa nguyên, đa đảng và chống phá sự nghiệp đổi mới kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đúng 9h, sáng 20/7, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội. Đây là kỳ họp có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ. Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác tổ chức, nhân sự cấp cao của Nhà nước; xem xét, thảo luận các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước.
Đến nay, các tỉnh, thành trên cả nước đã hoàn thành công tác kiện toàn lãnh đạo HĐND, UBND. Tạp chí Xây dựng Đảng giới thiệu danh sách nhân sự chủ chốt HĐND, UBND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành, đội ngũ những người làm công tác Tuyên giáo của Đảng bộ Hà Tĩnh trong những năm qua đã không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần tích cực và việc thực hiện mục tiêu đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững theo hướng văn minh, hiện đại.
Trong một dịp kỷ niệm trọng thể của Ngành, có bạn hỏi tôi: “Ông công tác tuyên huấn từ bao giờ?”. Tôi trả lời vui: “Tôi làm công tác tư tưởng từ khi được đứng trong hàng ngũ Đảng, tháng 10 năm 1950 vì đã là đảng viên thì có trách nhiệm làm công tác tư tưởng, vận động quần chúng”.
Trong thời gian gần đây các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội, chống đối đã phát tán trên một số trang web và mạng xã hội những thông tin có nội dung bôi xấu, vu khống, xuyên tạc sự thật, suy diễn, phê phán chế độ, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tạo dư luận xấu nhằm hạ thấp uy tín của một số tổ chức cũng như những cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trước tình hình đó, cần tiếp tục rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, định hướng thông tin kịp thời cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, để góp phần ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống các luận điệu sai trái.
(Trích Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020)
Đảng bộ Hà Tĩnh hiện có 20 tổ chức đảng trực thuộc (13 đảng bộ huyện, thành phố, thị xã; 07 đảng bộ khối cơ quan, lực lượng vũ trang); có 748 tổ chức cơ sở đảng (467 đảng bộ cơ sở và 281 chi bộ cơ sở), có 4.188 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với 93.348 đảng viên.
Người dân Nghi Xuân quê tôi trước đây thường không gọi Đại thi hào Nguyễn Du là "Quan tham tri bộ lễ" hoặc là "Cẩn chánh Đại học sĩ" mà thường gọi ông là quan "Thuý Kiều", một cái tên hết sức thân mật, bình dị gắn liền với công lao sự nghiệp và cuộc đời của ông.
Công tác tuyên giáo luôn giữ một vị trí quan trọng. Nhiệm vụ tuyên giáo được các cấp ủy đảng xem như một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Ngày 31/8/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Hội nghị chuyên đề về công tác tuyên giáo miền núi và nói chuyện thân mật với các đại biểu. Bài nói chuyện của Bác tại Hội nghị này đã giúp đại biểu có cái nhìn cơ bản, toàn diện về công tác tuyên truyền. Trong khi nói chuyện, bên cạnh việc nhắc nhở một số điểm còn thiếu sót trong công tác tuyên truyền, Bác cũng chỉ ra những nguyên tắc tuyên truyền ở địa bàn miền núi để giảng giải cho cán bộ có thêm kinh nghiệm, làm việc tốt hơn. Những lời căn dặn sâu sắc ấy vừa là lý luận, vừa là thực tiễn, vừa là tình cảm của người đi trước, vừa là lời căn dặn dành cho thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, các đội xích vệ đỏ, tự vệ đỏ được thành lập. Ngày 18/8/1945 các đội cứu quốc quân ở Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở các đội tự vệ; tổ du kích ở các thôn, xã có nhiệm vụ làm nòng cốt cho toàn dân giành chính quyền và sẵn sàng đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Đó chính là những hạt nhân đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và ngày 18/8 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang (LLVT) Hà Tĩnh.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là sự cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Trong những năm qua, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, với tinh thần “Kiên trì, tâm huyết, sáng tạo, quyết liệt, cụ thể”, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phong (BĐBP) Hà Tĩnh đã tập trung nhân lực, vật lực, đồng sức, đồng lòng sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn biên giới, bờ biển, góp phần từng bước thay đổi diện mạo vùng biên giới của tỉnh.
Là một cán bộ chuyên về công tác tổ chức xây dựng Đảng, nhưng đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh khoá XII (năm 1986) tôi được bầu vào Ban Chấp hành Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và phân công làm Trưởng ban Tuyên giáo. Với một cán bộ trẻ dẫu đã kinh qua làm chủ trì ở huyện và học lý luận ở Liên Xô về, song thật ngỡ ngàng trước công việc mới. Vào thời điểm đó, đất nước ta và tỉnh Nghệ Tĩnh gặp vô vàn khó khăn của thời bao cấp, đến Đại hội VI của Đảng (1986) đã có đường lối đổi mới nhưng còn quá mới mẻ và chưa có tiền lệ. Tình hình quốc tế diễn ra rất phức tạp, phe XHCN khủng hoảng tác động vào Việt Nam, trong nước thì khủng hoảng kinh tế, lạm phát “phi mã”. Xu thế hoài nghi chế độ XHCN, đòi đa nguyên, đa đảng lan truyền trong nội bộ Đảng và lan toả ra ngoài xã hội. Trước tình hình đó, với trọng trách mới tôi hết sức lo lắng và trăn trở.
Những năm đã qua, với sự nỗ lực to lớn của toàn Đảng, hệ thống khoa giáo các cấp từ Trung ương đến địa phương được hình thành và đã có những đóng góp quan trọng trong việc theo dõi, tham mưu cho cấp uỷ các cấp lãnh đạo, chỉ đạo các lĩnh vực chủ yếu như khoa học, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số - gia đình và trẻ em. Trong đó, có những chủ trương, đường lối của Đảng được tham mưu mà dấu ấn, sức lan tỏa sâu rộng vào đời sống xã hội vẫn còn in đậm và có ý nghĩa tới ngày nay, như: chăm sóc sức khoẻ nhân dân; xoá bỏ trường chuyên lớp chọn cấp tiểu học, trung học cơ sở; xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; xây dựng phong trào thể thao quần chúng; xây dựng chiến lược dân số; phát triển mạng lưới tin học ...
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo của xã Hà Linh bây giờ. Lớn lên theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tôi đã tự nguyện khai thêm tuổi, tăng thêm cân để được vào bộ đội. Năm 1968, tôi nhập ngũ lên đường đi đánh Mỹ khi chưa đầy 17 tuổi. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, tôi được chuyển ngành về Huyện uỷ Hương Khê, rồi chuyển về Tỉnh uỷ công tác. Năm 2010, tôi nghỉ hưu và tiếp tục được làm Báo cáo viên cơ sở cho đến nay.
Có duyên nợ với nghề, tháng 4/2010, tôi được điều động về làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phụ trách công tác lý luận chính trị và lịch sử Đảng. Tính đến tuổi nghỉ hưu chỉ còn hai năm sáu tháng, đây là khoảng thời gian nhiều người thường tâm sự đi làm cho vui, “chuẩn bị dời đô”, “hăng” làm gì cho mệt…
Tôi đang dạy học và làm Bí thư Đoàn trường ở Trường cấp 3 Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) trong thời gian chiến tranh chống Mỹ (1969) thì nhận được công văn điều động sang Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, công tác tại bộ phận Khoa giáo (Thời điểm này, theo lời thầy Bùi Văn Vân - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ của Ty Giáo dục Hà Tĩnh thì Ty cũng đang có ý định điều tôi về làm Phó Hiệu trưởng Trường THSP Xã hội). Thế là tôi chuyển sang một lĩnh vực công tác chuyên môn mà tôi chưa từng học bao giờ. Có lẽ Trung ương cũng biết điều đó, nên sang năm 1970 tôi được cử đi học 6 tháng chuyên môn ở Hà Nội để về làm công tác khoa giáo. Duyên nợ của tôi với Tuyên giáo thực sự bắt đầu từ đây.
Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), cùng với hoạt động chuyên môn, những ngày này Công an Hà Tĩnh đã, đang và sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… tạo khí thế, động lực trong mỗi đơn vị, mỗi cán bộ chiến sỹ (CBCS).
Xưa nay, ai cũng thấy được tầm quan trọng của nước đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất. Đặc biệt vào những năm nắng hạn gay gắt như năm nay, chúng ta mới thấy hết giá trị của quá trình Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà phấn đấu không mệt mỏi để nguồn lực vô giá này ngày càng được tăng thêm. Có thể nói trên địa bàn cả nước, ít tỉnh có lượng nước được tích trữ trong các hồ đập lớn như Hà Tĩnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 800 triệu khối nước ở các hồ chứa, khi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, đập Rào Trổ hoàn thành sẽ có trên 1,6 tỷ m3 nước, chưa nói nước tự nhiên trên các ao hồ, sông suối. Việc bảo vệ, gìn giữ, khai thác nguồn lực to lớn đó cần có cả hệ thống giải pháp đồng bộ từ thượng nguồn, đầu mối đến kênh mương, tích nước, điều tiết lũ đến sử dụng tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm nước v.v… Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập vài suy nghĩ nhỏ trong hệ thống đó.
Đến thời điểm hiện nay, đại hội Đảng cấp cơ sở đã được tổ chức thành công. Theo đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy thì một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của đại hội cấp cơ sở ở Thạch Hà là chuẩn bị trước một bước về nhân sự. Ban Chấp hành Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, nắm chắc tình hình cơ sở, chủ động xây dựng, bồi dưỡng, tạo nguồn và ban hành chính sách cán bộ một cách hợp lý.