Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 trong bối cảnh thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình trong nước, trong tỉnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong những năm đầu nhiệm kỳ, Hà Tĩnh triển khai nhiều công trình, dự án trọng điểm phải giải phóng mặt bằng, di dời tái định cư cho hàng ngàn hộ dân, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều phức tạp, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, song được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, bộ ngành, đoàn thể Trung ương, các tổ chức quốc tế, của con em xã quê và sự chia sẻ, động viên của các tỉnh, thành phố, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã đồng lòng, chung sức, nỗ lực phấn đấu giành được kết quả nổi bật và toàn diện trên các lĩnh vực; cơ bản “về đích” trước một năm các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.
Dưới ánh sáng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với vai trò, uy tín của Nguyễn Ái Quốc, phong trào yêu nước ở Hà Tĩnh mà nòng cốt là thanh niên trí thức đã chuyển hướng thúc đẩy việc ra đời các tổ chức cộng sản trên địa bàn. Bởi vậy, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thì vào cuối tháng 3 năm 1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam của Hà Tĩnh được thành lập ở bến đò Thương Trụ, huyện Can Lộc. Từ đây, trong cuộc đấu tranh chống thực dân và phong kiến để giành độc lập và tự do cho Tổ quốc, nhân dân Hà Tĩnh cùng với cả nước đã có một Đảng tiền phong lãnh đạo - Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hà Tĩnh tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, vươn tới những đỉnh cao mới trong sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước khỏi ách ngoại xâm và từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh luôn giành được những thành tựu to lớn ở mọi giai đoạn của cách mạng và trên các lĩnh vực, đã đúc rút được những bài học quý giá cho sự phát triển của tỉnh trước mắt và lâu dài.
Trong quá trình tìm giải pháp để phát triển, các quốc gia ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của thể chế. Ở các khía cạnh và mức độ khác nhau, thể chế tác động lên tốc độ và chất lượng tăng trưởng, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm, thậm chí triệt tiêu động lực phát triển. Thể chế không đơn thuần chỉ là cơ sở pháp lý cho các hoạt động phát triển mà đã và đang trở thành một hợp phần quan trọng của nguồn lực phát triển.
Vấn đề xây dựng văn hóa trong Đảng vốn không phải là vấn đề mới. Từ rất lâu, Bác Hồ - người sáng lập và tổ chức Đảng ta đã rất quan tâm đến vấn đề này. Ngay từ 1927, khi Đảng chưa ra đời, Bác đã chăm lo giáo dục tri thức cách mạng và đạo đức cách mạng cho đội ngũ cách mạng trẻ tuổi lúc bấy giờ. Chính họ là những hạt giống đỏ đầu tiên góp phần quan trọng hình thành ra Đảng ta.
Thực hiện Chỉ thị 03 - CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Trong những năm qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn việc thực hiện Chỉ thị 03 với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Chỉ thị 35, Kết luận 05, Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, việc học tập và làm theo Bác trên địa bàn toàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của tỉnh.
Vào dịp Tết đến, Xuân về, mỗi chúng ta lại nghĩ đến lời dạy sâu sắc của Bác Hồ: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Thực hiện lời dạy đó của Người, trong những năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và các tầng lớp nhân dân đã tích cực hưởng ứng tham gia phong trào trồng cây, trồng rừng, đạt được những kết quả có ý nghĩa to lớn, góp phần phát triển ngành kinh tế lâm nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, phát huy tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường… Hôm nay, khi Xuân Ất Mùi 2015 đang đến, từng lộc non đang nhú mầm tươi xanh, tôi có một vài suy nghĩ về công tác trồng rừng ở Hà Tĩnh.
Kỳ Anh là huyện nằm trong vùng kinh tế động lực Nam Hà Tĩnh, Bắc Quảng Bình, những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Kỳ Anh đã phát huy truyền thống, tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đô thị, tạo ra diện mạo mới cho khu vực phía Nam tỉnh Hà Tĩnh.
Với sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận cao của nhân dân, thời gian qua Hà Tĩnh có những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực, trở thành điểm sáng phát triển kinh tế của cả nước. Hòa trong niềm vui của toàn tỉnh, ngành đối ngoại phấn khởi, tự hào bởi đã có nhiều đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Cứ vào dịp chuẩn bị kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam hàng năm, chúng tôi đều tề tựu về đây để thắp hương tại mộ Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. Từ khu lưu niệm đến khu lăng mộ, chúng tôi ngỡ ngàng bởi sự đổi thay tươi mới. Con đường bê tông được nâng lên, mở rộng. Hai bên có mương thoát nước xây thoải bằng gạch đá. Bãi tràn của khe Bù trước đây chìm sâu dưới chân núi nay như biến đâu mất, thay vào đó Cầu khe Bù rộng rãi, nối bước chân từ khu lưu niệm vào khu lăng mộ của Người.
Ai trong đời chẳng đã từng được nghe những câu ví, giặm “giận thì giận thương thì thương…” xứ Nghệ Tĩnh, lời hát quện vương từ ngọn tre nơi làng mạc cho đến cuối dòng sông La xuôi ra biển lớn… Với những ai say mê ắt sẽ chẳng nén nổi mừng vui khi ngày 27/11/2014 vừa qua, UNESCO chính thức vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Kết quả từ thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 thêm một lần khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao của tuyến đường này đối với quốc gia, dân tộc. Bước sang năm mới, với mỗi người dân Hà Tĩnh, trong niềm vui có cả sự tự hào về một “con đường lớn” khang trang, rộng rãi nối từ Nam cầu Bến Thủy (huyện Nghi Xuân) đến Đèo Ngang (huyện Kỳ Anh) đang đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của các địa phương, của tỉnh. Có được tuyến đường thênh thang, rộng mở đó là nhờ vào sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự đồng lòng, chung sức của cán bộ và nhân dân tỉnh nhà.
Xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân là một trong những vùng “địa linh nhân kiệt” của tỉnh Hà Tĩnh, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, quê hương của nhà cách mạng tiền bối Lê Duy Điếm. Năm 2010, huyện Nghi Xuân đã chọn xã Xuân Viên làm điểm để xây dựng nông thôn mới, về đích năm 2013. Tuy nhiên, một số cán bộ xã độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ dẫn đến sai phạm nghiêm trọng trong quản lý nhà nước về đất đai.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc và thực hiện chủ trương của cấp trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên và các cơ quan, doanh nghiệp đã dành sự quan tâm chăm lo đặc biệt đối với người nghèo. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ban vận động “Ngày vì người nghèo” các cấp ở Hà Tĩnh đã tích cực chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân huy động nguồn lực, bằng các hoạt động thiết thực tổ chức thăm hỏi, tặng quà, chung tay thực hiện tốt Chương trình “Chăm lo Tết cho người nghèo”. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để tạo nên tình cảm đầm ấm, đoàn kết, giúp gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, các hộ nghèo, gia đình chính sách có điều kiện đón tết, vui xuân, hòa chung với cộng đồng, góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Được đi cùng Đoàn công tác học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật, tôi mới có dịp xuống biển lên rừng khắp các miền quê nông thôn Hà Tĩnh để ngắm nhìn những đổi thay nhanh chóng của quê hương sau những năm đổi mới.
“Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước”, Đảng ta đã đặt trọn niềm tin, thường xuyên quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên “vừa hồng”, “vừa chuyên” để đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển bền vững đất nước trong mọi thời kỳ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ Hà Tĩnh luôn nỗ lực, xung kích đi đầu trong mọi phong trào, gặt hái được nhiều thành quả quan trọng góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
Tết Ất Mùi này, người dân bản Thoong Pẹ sẽ có nhiều rượu cần để mời bộ đội Biên phòng. Giờ thì không ai sợ đói khổ và bệnh tật nữa, bản đã có nhiều lúa, nhiều ngô, nhiều trâu bò rồi. Ăn bánh chưng nhớ bộ đội Biên phòng dạy cách trồng lúa, nuôi trâu nhớ bộ đội Biên phòng đưa tiền đến giúp. Tình nghĩa bộ đội với dân Thoong Pẹ đẹp hơn cả hoa xuân trên núi
Đan Nhai là tên cũ, nhưng cũng chưa phải là tên khai sinh của cửa Hội Thống, theo nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh thì các văn bản cổ đều ghi tên cửa biển này là Đơn Hay (hoặc Đan Hay). Đơn Hay là một từ nôm cổ, rất cổ mà nay không còn biết nghĩa của nó là gì nữa, rồi từ Đơn Hay các nhà Nho học đã Hán hóa thành Đan Nhai. Trong đó "đan" là màu đỏ, "nhai" là bờ bến .
Không biết tự bao giờ, người dân quê tôi ví quê hương mình - vùng đất vùng bãi ngang huyện Nghi Xuân gồm các xã Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội - giống như một mũi thuyền lao thẳng ra cửa biển. Cái mũi thuyền đó, ngàn đời lúc lở, lúc bồi vẫn hiên ngang hứng gió, đè sóng tạo nên huyền thoại “tiền Hội Thống” giàu có của một vùng đất!
Mỗi làng quê đều có lịch sử hình thành, đặc điểm địa lí, thổ nhưỡng khác nhau nên có những phong tục thờ cúng và lễ hội dân gian không giống nhau. Kỳ Ninh (Kỳ Anh) là một trong những địa phương có phong tục thờ cúng và lễ hội dân gian mang nét đẹp văn hóa riêng với đậm màu sắc của cư dân vùng biển.