Trong những năm qua, công tác xây dựng Đảng ở Hà Tĩnh thường xuyên được quan tâm chăm lo. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trên ba vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Để đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Tạp chí Thông tin - Tư tưởng giới thiệu bài viết của đồng chí Hà Đăng - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đó là điều mà ngay từ khi Đảng mới ra đời Hồ Chí Minh đã nêu ra, Người nói: “Muốn làm cách mệnh phải có đảng cách mệnh chân chính”. Đảng cách mệnh phải gồm những người “không ham muốn về vật chất để giữ chủ nghĩa cho vững”. Suốt trong cuộc đời hoạt động của mình, đặc biệt là sau khi Đảng ta đã giành được chính quyền Hồ Chí Minh luôn để tâm đến vấn đề Đảng. Trước lúc đi xa, Người để lại di chúc điều “trước hết nói về Đảng”, về “chỉnh đốn Đảng”. Hiện nay từ thực tiễn cuộc sống, lời căn dặn của Bác đang được Đảng ta quan tâm đúng mức, xem nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt. Hai nhiệm kỳ XI và XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều có nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng.
Nghị quyết số 04-NQ/TW “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” của Đảng ta vừa ra đời rất đúng lúc, kịp thời, hợp lòng dân và chắc chắn sẽ tạo ra những “cú huých” mới trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng vẫn có người lên tiếng rêu rao là một nghị quyết “bế tắc về lý luận”. Sự xuyên tạc này rất cần phải vạch trần, phê phán do động cơ xấu
Hai cơn lũ lịch sử giữa tháng 10 và đầu tháng 11 năm 2016 đã gây ra hậu quả nặng nề đối với người dân Hà Tĩnh. Hậu quả, có 108/262 xã, phường, thị trấn với 32.372 hộ bị ngập lụt, trong đó có 510 nhà ngập trên 3m, có 09 người chết, 36 người bị thương; hàng nghìn hec-ta lúa mùa, hoa màu và cây ăn quả bị thiệt hại; nhiều trang trại và hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; nhiều tuyến đường giao thông, đê kè, kênh mương bị sạt lở; nhiều trường học, trạm y tế bị ngập, cơ sở vật chất bị hư hỏng... Ước tính thiệt hại do mưa lũ gây ra cho người dân Hà Tĩnh qua hai cơn lũ trên 1.300 tỷ đồng. Nhưng với sự chia sẻ của hàng triệu tấm lòng thiện nguyện đã sưởi ấm và phần nào làm vơi đi nỗi mất mát của bà con nơi đây.
Gần đây, khi đi trên đường làng bê tông hoá cao ráo, sạch đẹp hay bước chân thả bộ ngắm nhìn các sạp hàng bày ngăn nắp, đẹp đẽ, thoáng đãng trong các chợ mới Hồng Lĩnh hoặc ở thị xã Kỳ Anh ai cũng cảm thấy vui mừng, phấn khởi. Bởi vì “Vạn sự khởi đầu nan”, tất cả đều là thành quả, kết tinh của sự kiên trì, thuyết phục, vận động, để tạo ra sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội.
Thành phố Hà Tĩnh có lịch sử 185 năm hình thành và phát triển; là đô thị loại III từ năm 2006; thành phố trực thuộc tỉnh năm 2007. Chặng đường gần 10 năm, mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng thành phố Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế phát triển; an ninh, chính trị xã hội ổn định; diện mạo thành phố đã có nhiều đổi thay, mang dáng dấp của một đô thị hiện đại. Đảng bộ và Nhân dân thành phố đang dốc sức, đồng lòng, với quyết tâm chính trị cao, xây dựng thành phố Hà Tĩnh đạt đô thị loại II vào năm 2018 và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững.
Năm 2016, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh, trong đó có lĩnh vực an ninh trật tự (ANTT). Đặc biệt, lợi dụng sự cố môi trường biển, các đối tượng cực đoan trong tôn giáo, đối tượng phản động từ các địa bàn khác, các phần tử cơ hội chính trị, luật sư, phóng viên có tư tưởng xấu, các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc hỗ trợ, tài trợ... để tăng cường hoạt động chống phá, tán phát nội dung xấu, xuyên tạc, kích động, biểu tình, gây mất ổn định tình hình, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác ANTT trên địa bàn tỉnh.
Quyết định là một trong hai chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân (HĐND) và được thể hiện dưới hình thức là các nghị quyết được thực hiện tại các kỳ họp thường kỳ hoặc chuyên đề. Về nội dung, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền, quyết định phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, đề ra các chính sách nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các nghị quyết đã ban hành.
Cưới, việc tang và lễ hội là những việc diễn ra hằng ngày liên quan trực tiếp đến đời sống con người với những nét thuần phong mỹ tục và văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội nhằm góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm nền tảng tinh thần và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới.
Hiện nay đang có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về văn hóa công sở. Theo quan điểm chung nhất, được nhiều tài liệu nghiên cứu ghi nhận, thì văn hóa công sở là các giá trị có tính chuẩn mực chung, làm nền tảng cho sự gắn kết giữa cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện các nhiệm vụ được giao; bao gồm hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần phản ánh sự đúng đắn, tính nhân văn, nét đẹp và niềm tin được hình thành trong quá trình hoạt động, phát triển của công sở, được mọi người tuân thủ, tự giác thực hiện vì mục tiêu chung.
Vợ chồng ông Nguyễn Xuân Thắm, thôn Phú Lợi, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh năm nay đã gần 60. Tuổi đời bao nhiêu thì cũng chừng ấy năm ông sống trên biển. Chẳng bao giờ ông Thắm nghĩ rằng mình sẽ rời xa nghề biển. Thế rồi sự cố môi trường xảy ra, ông day dứt không chỉ bởi lo sợ cho kế sinh nhai, đó là day dứt của người con gắn bó máu thịt với biển. Ông tâm sự: "Có lúc như người thất thần, cứ nghĩ sẽ bỏ tất cả. Thế nhưng, sinh nghề tử nghiệp. Ngày trước chỉ quanh quẩn trong bờ, giờ sẽ đi xa hơn, đánh bắt những loại hải sản có giá trị hơn". Ông đã vay 50 triệu đồng mua thêm lưới cụ, sửa sang lại thuyền, chuẩn bị cho những chuyến biển xa. Ông bảo cá, tôm đã trở lại vùng biển Kỳ Anh. Trên khuôn mặt dạn dày truân chuyên ngời ngời niềm tin. “Những ngày thuận gió, tôi theo thuyền ra khơi xa, ngày được cá cũng có thu nhập khoảng 500 nghìn đồng. Bà con ngư dân vẫn chưa qua ngày tháng vất vả, nhưng một nguồn sống mới ở đại dương đang sinh sôi. Chúng tôi không mất biển là hạnh phúc rồi…!”.
Tết Nguyên đán là thời gian người lao động được nghỉ kéo dài. Người người, nhà nhà đều lên kế hoạch đón tết, vui xuân, nhưng với cán bộ, nhân viên ngành Y tế thì dường như không có ngày nghỉ. Để đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trong dịp tết Nguyên đán, Ngành đã triển khai nhiều giải pháp trong phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tổ chức khám, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người dân.
Hà Tĩnh có nhiều lợi thế để phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Năm 2016, trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn có sự đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng đang tạo ra những nhân tố tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái, đe dọa đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Xuân này, Vườn Quốc gia Vũ Quang vừa tròn 15 năm tuổi. Vườn có diện tích rừng tự nhiên với hai loại: rừng kín thường xanh á nhiệt đới với hai loại thực vật ưu thế là Pơmu và Hoàng đàn; rừng kín thường xanh nhiệt đới với các loại thực vật bậc cao như: Cẩm lai, Lát hoa, Lim, Dổi, Trầm hương... và nhiều cây dược liệu quý. Động vật ở đây rất phong phú, theo thống kê có tới 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Vũ Quang còn có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng Trường Sơn: Voọc chà vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, Vượn má vàng… Cũng chính tại nơi đây đã phát hiện được hai loài thú mới là Sao la, còn gọi là Dê sừng dài (năm 1992) và Mang lớn (năm 1993). Bởi tính đa dạng sinh học cao và với việc phát hiện các loài thú mới, Vũ Quang đã trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Tại đây, du khách có thể thực hiện những chuyến du lịch mạo hiểm, khám phá những bí ẩn bất ngờ của rừng; hay tham gia tour du lịch thể thao đến thác Vũ Môn theo huyền thoại cá chép hóa rồng... Vũ Quang không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên mà còn là khu di tích lịch sử ghi dấu những sự kiện lịch sử oai hùng của cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp của Phan Đình Phùng cuối thế kỷ 19... Với tiềm năng và lợi thế được thiên nhiên ban tặng, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Vũ Quang đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Hiện nay Vườn Quốc gia Vũ Quang đang được Bộ Tài nguyên - Môi trường hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Bước sang năm 2017, huyện Lộc Hà tròn 10 năm thành lập (08/3/2007- 08/3/2017). Thời gian chưa phải là dài, nhất là đối với một huyện đồng bằng ven biển có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội còn thấp, nhưng với những thành tựu bước đầu mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Lộc Hà đạt được đã góp phần khẳng định tiềm năng và sức sống mới ở miền quê còn nhiều khó khăn của tỉnh.
Năm 2016, Thạch Hà có 4 xã cán đích nông thôn mới (NTM), vượt 2 xã so với đăng ký. Toàn huyện tăng thêm 104 tiêu chí, không còn xã dưới 10 tiêu chí. Đặc biệt, Tượng Sơn đã hình thành rõ nét của xã nông thôn mới kiểu mẫu với trên 90% hộ có thu nhâp ổn định từ 80 đến 110 triệu đồng/vườn/năm. Sản xuất tiếp tục phát triển, thành lập mới hơn 200 mô hình kinh tế có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Chương trình MTQG xây dựng NTM từng bước đi vào chiều sâu, được nhân dân tin tưởng, đồng lòng, ủng hộ và tham gia một cách chủ động, tự giác, trách nhiệm. Qua tổng kết thực tiễn ở huyện, một số bài học kinh nghiệm được rút ra, đó là:
Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng được những “miền quê đáng sống, trù phú, an lành” với hàng rào xanh, khu vui chơi giải trí, thể dục - thể thao với nhiều hoạt động sôi nổi. Ở đó, người dân không chỉ biết chăm chút diện mạo, cuộc sống cho gia đình mình mà còn cho cả cộng đồng, thôn xóm khang trang, sạch đẹp.
Mùa khô Trường Sơn, càng gần Tết nắng càng dữ dội. Nắng hút cho các dòng suối cạn kiệt, phơi hết mọi thứ trong lòng: Cua đá bò lổm ngổm đi tìm nước, Ngoài đường tuyến, lớp bùn dẻo quánh nhanh chóng bị nắng nung cho giòn tan, bánh xe như những cái cối xay ra bột. Buổi trưa, chỉ cần một chiếc xe chạy là cả mấy cây số đường hóa thân thành một con rồng đỏ, gió cuốn bay thẳng vào trời. Hai bên đường cây cối bị nhuộm một màu đỏ ối từ chân tới ngọn, khó phân biệt được loại cây gì.
Chúng tôi may mắn được trò chuyện cùng anh ngay khi anh vừa trở về từ Hà Nội nhận giải thưởng Lương Định Của và là 1 trong 4 thanh niên trong cả nước được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp trong tham gia xây dựng nông thôn mới. Anh là Trần Kim Việt (SN 1990), xóm 5, xã Hương Long, Hương Khê, Hà Tĩnh.