Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tình cảm đặc biệt dành cho Hà Tĩn, đã có bài phát biểu quan trọng. Tạp chí Thông tin - Tư tưởng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Ngày 27/11/2015, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cho đội ngũ cán bộ cốt cán toàn tỉnh. Đến dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Tỉnh ủy viên; các đồng chí nguyên lãnh đạo chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí trong Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc; các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy... Cac đồng chí Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Nam Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị.

Có thể nói vấn đề rèn luyện phẩm chất đạo đức đối với cán bộ, đảng viên đã được Hồ Chí Minh và Đảng ta đặt ra thường xuyên, được nêu ra trong các văn kiện của Đảng và vận dụng vào việc xem xét tư cách cán bộ, đảng viên trong thực tiễn. Lần này gắn với những bổ sung về kinh tế, văn hoá, xã hội…, trong tiến trình hoàn thiện sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã bổ sung một nội dung quan trọng trong xây dựng Đảng đó là trong điều kiện Đảng cầm quyền phải chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức. Đây là điểm bổ sung phù hợp và cần thiết trong đổi mới tư duy về xây dựng Đảng.

Sau hơn một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy trách nhiệm, chiều 27/11/2015, Quốc hội đã họp phiên bế mạc hoàn thành tốt đẹp chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. Đây là kỳ họp có nhiều dấu ấn đặc biệt, Quốc hội thông qua số lượng lớn dự án luật, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

Nhằm nâng cao những kỹ năng, nghiệp vụ và phương pháp luận cho đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo, từ ngày 28 - 29/11, tại Trường Chính trị Trần Phú, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức Hội Nghị tập huấn công tác tuyên giáo năm 2015 cho hơn 400 học viên là cán bộ làm công tác tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở. Các đồng chí Hà Văn Thạch, UVBTV - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đặng Quốc Vinh, UVBTV - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tới dự.

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI, từ ngày 24/11 – 02/12/2015, các đồng chí Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh, Đồng chí Hà Văn Thạch - UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, đồng chí Đặng Quốc Vinh - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Huyên - UVBTV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, đồng chí Đặng Quốc Khánh - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Từ Văn Diện - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, đồng chí Nguyễn Thiện - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng một số đại biểu HĐND tỉnh đã tiến hành tiếp xúc với cử tri các đơn vị Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, thị xã Kỳ Anh, Nghi Xuân…

Chung quanh thân thế, sự nghiệp và tác phẩm Truyện Kiều bất hủ của Nguyễn Du, cho đến nay vẫn còn một đôi điều chưa được giải đáp thuyết phục: có ảnh hưởng gì của quê hương xứ sở, nơi sinh thành nên Đại thi hào đối với thân thế, sự nghiệp và đối với cả Truyện Kiều của ông? Nguyễn Du viết Truyện Kiều ở đâu? vào thời gian nào?...

Sinh thờ Nguyễn Du từng băn khoăn “Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Cái mốc 300 năm mà Nguyễn Du đưa ra chưa đến nhưng tấm lòng của hậu thế đối với Đại thi hào và những giá trị trong tác phẩm ông để lại cho đời, chắc chắn không chỉ 300 năm mà nghìn năm sau nữa, tên tuổi và tác phẩm của ông vẫn luôn toả sáng trong đời sống nhân loại.

Từ giữa thế kỷ XIX đến nay nhiều nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, các nhà văn nhà thơ, các nho sĩ trí thức, nghệ nhân, nghệ sĩ trong nước và cả nước ngoài đã đánh giá, ca ngợi tài lực văn chương của Đại thi hào Nguyễn Du và giá trị Truyện Kiều trong văn đàn thi ca Việt Nam.

Danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” là cách gọi trìu mến, tin yêu của Nhân dân đối với Quân đội ta. Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” không chỉ là giá trị tinh thần, đạo đức, văn hóa cao đẹp của người quân nhân cách mạng mà còn là truyền thống bản chất tốt đẹp, cội nguồn sức mạnh to lớn của Quân đội. Vì vậy, việc tiếp tục giữ vững và phát huy những phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” là trách nhiệm chính trị của mỗi tổ chức, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nói chung, của Lực lượng vũ trang (LLVT) Hà Tĩnh nói riêng.

Năm học 2014 - 2015, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền các cấp; ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh nỗ lực cố gắng, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Nghị quyết 29 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết 05 - NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVII) "về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo" và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Giáo dục Hà Tĩnh hoàn thành tốt 16 tiêu chí thi đua, trong đó có 13/16 tiêu chí dẫn đầu cả nước, là một trong 5 tỉnh có số tiêu chí dẫn đầu cao nhất toàn quốc, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua "Xuất sắc tiêu biểu"

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), vào năm 2011, Hà Tĩnh mới chỉ là một tỉnh xuất phát thấp với số tiêu chí bình quân đạt 4,1 tiêu chí/xã. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực và cách làm sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới với  kết quả toàn diện, vững chắc, trở thành dấu ấn nổi bật trên toàn quốc.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) trong thời gian qua chính là sự góp sức và hoạt động hiệu quả của 262 cán bộ dân số cấp xã và  3.197 cộng tác viên dân số thôn, xóm. Để phát huy vai trò của đội ngũ này, Chi cục DS - KHHGĐ luôn chú trọng đào tạo, tập huấn, trang bị và nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để họ đóng góp có hiệu quả vào công tác dân số của từng địa phương và trong toàn tỉnh.

Được sự giới thiệu từ Tỉnh hội, chúng tôi tìm gặp cựu chiến binh Nguyễn Xuân Lộc - Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh (CCB) thôn Đại Tiến, xã Thạch Trị (Thạch Hà). Một người nhiệt tình, trách nhiệm và hết mình vì công việc, luôn được mọi người kính phục.

Trong tình cảm, nhận thức của hầu hết người dân Việt Nam, việc Đảng cũng là việc dân, việc nước cũng là việc của mỗi người, mỗi nhà. Bởi Đảng ta có vững mạnh, đất nước ta có phát triển, thì mỗi người dân, mỗi gia đình mới có điều kiện hưởng thụ cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Vậy nên, vào mỗi dịp chuẩn bị Đại hội, Đảng ta đã công bố dự thảo các văn kiện để mong muốn đón nhận, tiếp thu, tập hợp được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Trong khi nhiều người dân đã đóng góp, hiến kế được nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ, thì cũng đã xuất hiện những ý kiến phiến diện, lệch lạc, thậm chí xuyên tạc quá khứ, bôi nhọ hiện tại và phủ nhận con đường đi tới tương lai của đất nước.

Phát triển đảng viên mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng các cấp, có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của Đảng ta. Công tác phát triển đảng viên, nhất là ở thôn xóm, tổ dân phố lâu nay đã được cấp ủy các cấp quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng đội ngũ đảng viên ở chi bộ thôn, xóm, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu, đảng viên cao tuổi, đảng viên hưu trí chiếm số lượng lớn,  trong khi đó lực lượng trẻ làm nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ chính trị ở chi bộ cơ sở ít, mỏng. Từ thực trạng đó, cần chú trọng đến công tác phát triển đảng viên tại thôn, xóm, tổ dân phố để từng bước khắc phục tình hình.

Tham nhũng là một hiện tượng phổ biến của mọi nhà nước, ở bất kỳ thời đại nào, tham nhũng cũng đều gây nên những tác hại vô cùng nghiêm trọng, đều là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn về chính trị, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về tham nhũng. Theo Khoản 2, Điều 1 - Luật Phòng, chống tham nhũng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc. BHXH là loại hình dịch vụ công, hoạt động phi lợi nhuận, lấy hiệu quả xã hội làm mục đích. Quỹ BHXH được tạo lập từ sự đóng góp của các bên tham gia và được sự bảo hộ của Nhà nước để trợ giúp người tham gia khi: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, mất khả năng lao động, già yếu và cả khi chết. Sau gần 8 năm thực hiện Luật BHXH, đến năm 2014 cả nước có trên 4,3 triệu lượt người hưởng chế độ BHXH một lần, khoảng 29,3 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, gần 6,9 triệu lượt người hưởng chế độ thai sản, gần 2,6 triệu lượt người hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Trên 2,5 triệu người được hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hàng tháng với số tiền được hưởng gần 9 nghìn tỷ đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Diện bao phủ của BHXH chưa cao; đối tượng tham gia BHXH tự nguyện mới đạt 0,5% số người thuộc diện phải tham gia; nhận thức của người dân về BHXH chưa đồng đều; một số cấp ủy, đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH…

1. Có thể nói Truyện Kiều, Nguyễn Du đã góp phần to lớn đưa trình độ khả năng diễn tả của Tiếng Việt lên một tầng cao mới. Có người coi Nguyễn Du là một ông thầy phù thủy của ngôn từ. Nhiều chữ như có mắt, nhiều câu như có thần (mà người xưa vẫn gọi là Nhãn tự - Thần cú ). Cái tài của Nguyễn Du là thơ trong Truyện Kiều không chỉ diễn đạt bằng cảm hứng sáng tạo mà còn phải hệ lụy vào cốt truyện. Thơ Kiều phải kể chuyện vì thế người ta mới gọi là Truyện Kiều. Kể chuyện thông qua các tình huống, chi tiết, miêu tả xung đột, xây dựng các tính cách… Đó là chưa kể cái khó của thơ Kiều là cần phải có những câu chuyển ý, chuyển đoạn… Nguyễn Du đã vượt qua những trở ngại ấy để làm cho 3.254 câu thơ Kiều không có câu nào vụng về, gượng gạo. Ngược lại có rất nhiều câu hay, đặc biệt hay.