1. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” ở Hà Tĩnh được triển khai nghiêm túc và hiệu quả. Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, toàn diện với tinh thần tự phê bình và phê bình nghiêm túc, trách nhiệm cao đã tạo một luồng sinh khí mới trong Đảng, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, củng cố thêm khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dưụng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tết Nguyên Đán là tết cả, là lễ hội dân tộc lớn nhất trong một năm. Những nghi lễ, tập tục ngày tết biểu hiện đậm nét văn hóa Việt Nam, văn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa nghệ thuật với các hoạt động văn nghệ (hoa đào, câu đối, sắc bùa, đi hát chúc v.v…) và văn hóa phục trang (quần áo tết), văn hóa ẩm thực (bánh chưng, bánh tét, mâm ngũ quả, cỗ bàn…). Tất nhiên, hơn ai hết, Bác Hồ am hiểu sâu sắc ý nghĩa các lễ nghi, phong tục Tết, và tâm lý của nhân dân ta đối với ngày Tết.
Người đứng đầu, dù đứng đầu ở tổ chức nào trong hệ thống chính trị cũng là cán bộ của Đảng, là người đại diện cho Đảng để lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chủ truơng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh nguyên tắc đó được biểu hiện cụ thể ở “cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Việc thực hiện đúng nguyên tắc và phong cách làm việc này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh.
Sáng ngày 22/01/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Học tập, quán triệt các Nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng, Khóa XI. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Bình – UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Võ Kim Cự - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Thường trực UBMTTQ tỉnh; các đồng chí BCH Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và lãnh đạo các huyện, Thị xã, Thành phố.
Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản, thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Hiến pháp đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các vấn đề như: xác lập chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực Nhà nước, ghi nhận các quyền con người và quyền công dân… Do vậy việc sửa đổi hiến pháp và lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân là việc rất cần thiết và là một dịp tốt để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa do Đảng phát động thông qua dư luận xã hội.
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có 19 đảng bộ trực thuộc với 783 đảng bộ, chi bộ cơ sở, 4.752 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; toàn tỉnh hiện có 88.309 đảng viên. Trong những năm gần đây, Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm đến việc thiết lập kỷ cương hành chính trong thực thi chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, thể hiện rõ nhất là việc ban hành Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 04/11/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Cùng với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, hiệu quả của việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh càng được thể hiện rõ.
Thời gian qua, cùng với báo chí cả nước, báo chí Hà Tĩnh đã có những bước phát triển nhanh chóng về nhiều mặt. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6 tờ báo địa phương, 01 Đặc san, 41 bản tin của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã, 45 trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị. Toàn tỉnh có 141 phóng viên, biên tập viên được cấp thẻ nhà báo; có 12 văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các báo Trung ương và tỉnh bạn.
Chiến tuyến đôi bờ không cách biệt
Nhớ lại những ngày tháng đấu tranh lâu dài suốt 3 năm liền và rất quyết liệt tại Hội nghị Paris về Việt Nam, đồng chí Dương Đình Thảo, phát ngôn viên chính thức của phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam kể: “Lúc đó 2 đoàn của ta đấu tranh với đoàn Bộ ngoại giao Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn rất quyết liệt và hàng ngày, có khi đến nửa đêm các phái đoàn mới dừng tranh cãi trong bảo vệ quan điểm của từng bên”.
Vũng Áng được đánh thức sau hàng triệu năm ngủ yên. Nhưng giờ đây, Vũng Áng đang dang rộng vòng tay “đón muôn tàu bè nối trùng khơi”. Những ngày cuối năm 2012, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng nhộn nhịp đón xuân về trong âm thanh rộn rã của một đại công trường.
Dịp cuối năm, tiết trời ở khu vực biên giới Việt- Lào se lạnh. Trên dọc tuyến đường độc đạo dài hơn 20km từ Thị trấn Hương Khê vào Đồn Biên phòng Phú Gia, cảnh vật đã vào xuân. Trăm hoa đua nở, cỏ cây tỏa ngát hương rừng. Không gian chốn thâm sơn như đang tiếp thêm niềm tin, sức mạnh lớn để các cán bộ chiến sỹ biên phòng cùng người dân nơi đây đoàn kết một lòng, giữ vững an ninh biên giới quốc gia và đón tết cổ truyền đầm ấm, hạnh phúc.
Hà Tĩnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện khó khăn về nguồn ngân sách, xuất phát điểm thấp nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung của Ban Chỉ đạo NTM tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương, sự đồng lòng, chung sức của người dân. Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình, Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo tiền đề để hoàn thành chỉ tiêu xây dựng NTM mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.
Trong quá trình phát triển, bất kỳ địa phương nào cũng đối mặt với nhiều vấn đề xã hội như nghèo đói, phân hóa xã hội,... Và trong cộng đồng dân cư nào cũng luôn tồn tại nhiều nhóm người, trong đó có những phụ nữ nghèo, hộ nghèo, người tàn tật, thiểu năng,… Những con người đó được gọi là lao động thuộc nhóm yếu thế. Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh, nhóm lao động yếu thế chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm hơn 10% dân số cả tỉnh. Trước những khó khăn chung của xã hội về kinh tế, việc làm và thu nhập, nhóm lao động yếu thế rất cần có những chính sách ưu đãi để giúp họ hòa nhập cuộc sống, có cơ hội chung sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Một trong những chính sách, giải pháp hữu hiệu và có hiệu quả để giúp đỡ nhóm lao động yếu thế vượt lên chính mình đó là đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.
Giờ đây, trên mỗi con đường, góc phố dường như đều mang hơi thở của mùa xuân, những dòng người, dòng xe tấp nập qua lại. Khắp các khu chợ và hai bên đường đã bày bán nhiều mặt hàng để phục vụ cho ngày tết cổ truyền của dân tộc.“Thật vui sướng khi được cùng người thân đi mua sắm, thật ấm áp và hạnh phúc khi được cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng và đón giao thừa... Nhưng… Trong cuộc đời này còn biết bao con người, biết bao cảnh đời thiếu maymắn đã không có được những niềm vui giản đơn, bình dị mà rất đỗi thiêng liêng ấy...”. Suy nghĩ về điềuđó, vào một buổi chiều ngày cuối năm, trong tiết trời se lạnh, lất phất mưa phùn, tôiđến thăm Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh để đượctìm hiểu, sẻ chia với những trẻ em bất hạnh nơi đây, mong sao các em sẽ có một mùa xuân thật ấm áp.
Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt nhưng với quyết tâm thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015, Đảng bộ xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn đã lấy việc học và làm theo Bác là động lực thúc đẩy mọi hoạt động, mọi phong trào của địa phương. Đối với mỗi cán bộ và người dân nơi đây, học Bác là để làm việc tốt hơn, để mỗi người đều có động lực lao động, phấn đấu vươn lên xây dựng quê hương giàu đẹp.
Là cán bộ làm công tác Tuyên giáo của Đảng bộ huyện Hương Sơn nên tôi đến nhiều nơi và được gặp gỡ nhiều cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là, chàng trai Võ Trọng Hiếu, xã Sơn Giang vượt lên số phận, gần 10 năm dù bị bệnh tật vẫn kèm cặp các em nhỏ học tập; là giáo dân Phạm Xuân Tình, xã Sơn Lâm hơn 15 năm vận động bà con xây dựng Hũ gạo tiết kiệm; là chị Nguyễn Thị Loan, xã Sơn Trà vừa giỏi công tác hội phụ nữ vừa giỏi về phát triển mô hình chăn nuôi. Những tấm gương điển hình ấy đã và đang tô thắm thêm vườn hoa người tốt, việc tốt của tỉnh nhà. Trong muôn vàn câu chuyện kể về những tấm gương điển hình đó, tôi nhớ nhất là câu chuyện về cụ Nguyễn Đức Cúc (sinh ngày 01/3/1922), là cán bộ tiền khởi nghĩa ở thôn 4, xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ vừa vinh dự được nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và cũng tròn 65 năm miệt mài sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ đã thôi thúc tôi cầm bút viết về một con người bình dị mà cao quý, một tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Năm 2012 là năm đánh dấu nhiều sự kiện nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta. Chúng ta cùng điểm lại 10 sự kiện quan trọng trong năm Nhâm Thìn để hy vọng vào năm mới Quý Tỵ 2013 với nhiều khởi sắc hơn.
*2012- Năm của các cuộc bầu cử và chuyển giao quyền lựctại các nước lớn trên thế giới
Từ thực trạng…
Công tác kiểm tra, giám sát là bộ phận quan trọng không thể tách rời trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng, với mục tiêu là góp phần bảo vệ và giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực cầm quyền của Đảng; phát hiện, khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ trong Đảng; ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổ chức gốc rễ của Đảng là chi bộ”(1), “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”(2). Chi bộ là đơn vị lãnh đạo và chiến đấu của Đảng ở cơ sở, là nơi gắn liền Đảng với quần chúng, nơi vận động và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nơi phản ánh những ý kiến, kinh nghiệm và nguyện vọng của đảng viên và quần chúng kịp thời lên cấp trên. Chi bộ còn là nơi trực tiếp quản lý đảng viên, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực công tác của đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho Đảng. Hoạt động của chi bộ địa bàn dân cư chủ yếu là sinh hoạt chi bộ.
Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đề ra những giải pháp giúp mỗi tổ chức đảng, đảng viên, nhất là những người đứng đầu khắc phục những tồn tại, hạn chế. Gần đây, Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu. Cả hai vấn đề trên tưởng chừng thuộc hai lĩnh vực khác nhau song thực chất lại có mối liên hệ, bổ sung hết sức chặt chẽ. Tìm ra những yếu kém, khuyết điểm để sửa chữa và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp là hai nhiệm vụ song hành nhằm chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu, làm cho Đảng ta đủ sức lãnh đạo đất nước trong giai đoạn cách mạng mới.